Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến có tới 90% doanh nghiệp startup thất bại trong 3 năm đầu. Điều gì làm khiến cho số lượng doanh nghiệp thất bại đến như vậy? Để có thể cung cấp cho các bạn những bài học từ những người đi trước. Những doanh nhân thành đạt đã trải qua quá trình startup khó khăn để xây dựng được doanh nghiệp thành công. BIT Academy đã tổng hợp 15 bài học đắt giá từ những thất bại kinh doanh thảm hại.
XEM THÊM: 27 bài học kinh doanh đắt giá nên học trước tuổi 30
Nội dung chính
Quá chú trọng thương hiệu cá nhân để công ty lụi tàn
Điển hình có thể kể đến như là Carly Fiorina khi đến Hawlett Packerd (HP). Bà là một nữ doanh nhân quyền lực, có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Đến với doanh nghiệp như một người nổi tiếng. Và rồi sử dụng quyền của mình để thay đổi doanh nghiệp cho phù hợp với hình ảnh của bản thân. Vì vậy mà những quyết định của bà đặt lợi ích của bản thân lên trên công ty. Dẫn đến những sai lầm trong quá trình điều hành của mình.
Người lãnh đạo là người tạo nên doanh nghiệp chứ không phải bản thân người đó là doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý tập trung thiếu tính phân quyền
Là nữa CEO đầu tiên của Barbie, bà Jill Barad với khả năng tập trung cao độ vào tiểu tiết rất phù hợp với giám đốc sản xuất. Nhưng vấn đề phát sinh khi bà tiếp tục làm như vậy một mình và bỏ ngoài tai ý kiến của mọi người. Và tới năm 2000 thì thất bại của bà đã đến, nhân viên làm việc thiếu hiệu quả dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp.
Quản lý tập trung, thâu tóm quyền lực là con đường đi đến thất bại của chủ doanh nghiệp.
Thất bại kinh doanh ngay trong nội bộ: Né tránh xung đột
Xung đột chốn làm việc công sở là một điều khó tránh khỏi đối với doanh nghiệp. Mỗi con người mỗi tính cách và góc nhìn nhận khác nhau tất yếu sẽ xảy ra xung đột. Những điều đó giúp cho nội bộ nhân viên hiểu nhau, chủ động hơn trong công việc. Nếu áp dụng những giải pháp né tránh xung đột như của người đứng đầu của Mills, ông Daniel Feurstein thì kết quả đã được đính sẵn. Dù nhà máy đã cháy vẫn trả lương cho nhân viên rồi doanh nghiệp đành phải phá sản.
Thử nghiệm quá nhiều gây nhiễu khách hàng
Một ví dụ cụ thể cho trường hợp này có thể kể đến như là KMart những năm 2000. Với việc ban đầu là một chuỗi cửa hàng giảm giá đầu tiền về sau lại muốn thu hút thêm khách hàng giàu có. Do cố thực hiện cả 2 điều đó đã khiến cho khách hàng của họ hoang mang và cuối cùng đánh mất thị phần dẫn đến giải thể vào năm 2002.
Đổi mới từ trong ra ngoài
Để có thể xây dựng được một doanh nghiệp phát triển vững thì cần phát triển từ bên trong đội ngũ ra ngoài. Chứ không phải cứ đem những gì mới những gì tân tiến nhất vào là được. Cũng như cựu giám đốc điều hành của Caterpillar George Schaefer cho hay:
- Điểm đầu tiên cần đổi mới chính là nội bộ
- Hãy dừng lại nhìn nhận bản thân trước khi ngó xem những người xung quanh
- Đưa những gì tốt nhất lên tới mức tối đa
Khôn ngoan trong chiến lược không để đi theo định hướng của doanh nghiệp khác. Bài học kinh doanh thất bại của cả doanh nghiệp lớn.
Nổi tiếng như việc ông lớn trong ngành F&B là Coca Cola đã bị thất bại thảm hại khi bị Pepsi dẫn dụ vào chiến dịch chọn hương vị được ưu thích nhất. Khi thua cuộc tại đó, Coca đã chọn thử nghiệm thay đổi công thức và trở thành sai lầm lịch sử.
XEM THÊM: COCA COLA VÀ PEPSI, CUỘC CHIẾN MARKETING KHÔNG HỒI KẾT
Liên tục phát triển ý tưởng mới
Doanh nghiệp dừng lại khi đã có một ý tưởng và bắt tay vào làm thì dễ dẫn đến bế tắc. Đặc biệt khi gặp phải 1 ý tưởng tồi và không có giải pháp thay thế. Vì vậy cần luôn để ý tưởng được xuất hiện tạo ra được những giải pháp thay thế khi cần thiết. Giúp cho doanh nghiệp linh hoạt trong việc phát triển và tìm kiếp giải pháp.
Tránh chạy theo đồng tiền
Một bài học để đời mà LA Gear đã để lại cho chúng ta sau khi phát triển doanh nghiệp 11 USD thành 820 triệu USD doanh thu chỉ trong vòng 4 năm. Đó là việc chạy theo dòng tiền đẩy bán sản phẩm giá thấp. Khiến cho danh tiếng, thương hiệu bị hạ thấp dẫn đến lụi tàn.
Biết điểm dừng tránh để cái tôi lấn át
Không phải lúc nào những quyết định đầu tư đều đúng đắn. Vì thế nên cần tỉnh táo và biết dừng lại để tránh mất mát nhiều hơn. Điển hình như New Corp đã bỏ 580 triệu USD vào Myspace năm 2006 để rồi chỉ bán lại với giá 34 triệu đô.
Bài học rút ra cho người lãnh đạo phải biết dừng lại khi mình đã lựa chọn sai lầm, thất bại.
Ảo tưởng khi tiền vào quá nhanh
Đối với doanh nghiệp khi bước vào giai đoạn phát triển mạnh sẽ dễ rơi vào tình trạng dòng tiền vào quá nhiều. Từ đó đưa ra những quyết định sai lầm trong việc phát triển doanh nghiệp. Như chủ doanh nghiệp Netscape đã lờ đi tiềm năng doanh nghiệp và để mất cơ hội triệu đô.
Có thể mất tiền nhưng phải giữ đức
Để một doanh nghiệp có thể vững trải trên bước đường phát triển không chỉ đơn thuần cần tiền. Cần có những mối quan hệ, hệ sinh thái, chiến lược, và nhiều yếu tố khác. Vì vậy nếu bạn mất đi chữ đức trong kinh doanh thì thứ bạn có được chỉ là tiền. Các mối quan hệ làm ăn, khách hàng rồi sẽ dần bỏ bạn mà đi. Chỉ có giữ được chữ Đức mới có thể thành công cuối cùng dù phá sản bao nhiêu lần.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những bài học bổ ích về sự thất bại trong kinh doanh. BIT Academy hi vọng sẽ là một phần để giúp doanh nghiệp các bạn vững trải hơn trên con đường sự nghiệp của mình.