Tầm quan trọng của chuyển đổi số luôn được đánh giá cao đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0 khi các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển mình để bắt kịp xu hướng phát triển. Vậy chuyển đổi số là gì? và quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình sử dụng các công nghệ số để thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số nhằm tạo ra thêm nhiều cơ hội và giá trị mới.
Chuyển đổi số là cụm từ và xu hướng thịnh hành trên thế giới. Và tùy vào từng lĩnh vực khác nhau của các doanh nghiệp mà cách vận hành và triển khai sẽ khác nhau.
Quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam
1. Đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp
Bước đầu tiên trong quy trình chuyển đổi số là nhà lãnh đạo phải xác định được tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Xác định những gì đang xảy ra trong doanh nghiệp, xu hướng thị trường và những mong muốn của công ty.
Chuyển đổi số là một quá trình dài lâu và gian nan nên trước khi lao vào bắt đầu áp dụng chuyển đổi số nhà lãnh đạo cần tìm ra các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải cũng như tìm hiểu bối cảnh thị trường bên ngoài để đưa ra quyết định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
2. Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp
Sau khi đã đánh giá được hiện trạng của công ty, bước tiếp theo trong quy trình chuyển đổi số là doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng để bắt đầu áp dụng quy trình chưa.
Có 2 yếu tố mà mỗi doanh nghiệp cần tập trung:
Yếu tố con người: Tư duy và tầm nhìn của con người quyết định tính thành công của chuyển đổi số chứ không chỉ dựa vào các công cụ được. Doanh nghiệp cần có nhân lực với các chuyên môn kỹ năng và tư duy mở, luôn sẵn sàng thay đổi khi cần thiết.
Yếu tố dữ liệu: Nhà lãnh đạo cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phân tích dữ liệu nội bộ trong doanh nghiệp và hiểu rõ những con số nói gì. Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý đến dữ liệu của các đối thủ để có cái nhìn bao quát hơn và tự tin tiến vào con đường chuyển đối số.
Xem thêm: Tất tần tật về đào tạo inhouse bạn nên biết
3. Áp dụng công nghệ cải tiến cho quy trình chuyển đổi số
Các nền tảng công nghệ áp dụng cho quy trình chuyển đổi số ngày càng phổ biến và tối ưu hơn, các doanh nghiệp phải cân nhắc chuẩn bị các công cụ hỗ trợ một cách kỹ lưỡng và phù hợp với tình hình doanh nghiệp của mình. Việc xác định được những khâu làm việc lỗi thời và áp dụng công nghệ số để có hướng điều chỉnh chính xác giúp tối ưu công việc hơn.
4. Số hóa các tài liệu
Chuyển đổi số tức các doanh nghiệp cần chuyển hóa các quy trình giấy tờ tài liệu thành dạng số và có thể lưu trữ trên Cloud để đem lại thuận tiện cho việc quản lý các thông tin tài liệu hơn.
Các quy trình làm việc cũng thế, khi được số hóa các cách thức triển khai và áp dụng vào công việc cũng trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng hơn giúp cho công ty tối ưu tối đa năng suất làm việc.
5. Đánh giá và cải thiện
Mọi quy trình thực hiện công việc nào đó luôn có bước đánh giá để xem xét doanh nghiệp mình đã làm tốt những gì, gặp phải khó khăn gì và từ đó cần cải thiện những gì.
Trong quy trình chuyển đổi số cũng thế, sau khi triển khai cần đánh giá lại các hành động để trả lời cho các câu hỏi về mức độ hiệu quả mà quá trình chuyển đổi số đem lại. Doanh nghiệp của bạn có đang đi đúng hướng? Có đang thực hiện quy trình một cách hiệu quả và đâu là những yếu tố mà doanh nghiệp cần tập trung phát triển và cải thiện.
Chuyển đổi số không phải là quá trình dễ dàng và nhanh chóng. Nó đòi hỏi nhà lãnh đạo và nhân lực của mình có tư duy phát triển và biết cách áp dụng các công nghệ số hiệu quả.
Xem thêm: Các bước để xây dựng kế hoạch kinh doanh online hiệu quả