23/11
2021

Các mô hình kinh doanh mới lạ năm 2021 mà bạn nên biết

Có được mô hình kinh doanh phù hợp với nguồn lực của mình là điều quan trọng để góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Vậy thì mô hình kinh doanh là gì? Các yếu tố trong mô hình kinh doanh là gì? Có những mô hình kinh doanh mới lạ nào năm 2021? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để giải đáp các câu hỏi trên!

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh, hay còn có tên gọi khác bằng tiếng Anh là Business Model. Đây có thể nói là một khái niệm khá trừu tượng và chưa có một sự thống nhất. Mỗi người sẽ tiếp cận mô hình kinh doanh theo mục đích khác nhau. Vì thế, mô hình kinh doanh được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau.

Nó cho thấy được doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm gì, cách mà doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng. Và sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó. Bên cạnh đó còn là doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận bằng cách nào. 

Xem thêm: Cần làm gì để xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả

Các yếu tố trong mô hình kinh doanh

Các yếu tố trong mô hình kinh doanh
Các yếu tố trong mô hình kinh doanh

1. Customer Segment (Phân khúc khách hàng)

Phân khúc khách hàng: Đây là bước rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, xác định được các phân khúc khách hàng khác nhau mà doanh nghiệp muốn hướng tới là xác định những tập hợp cá nhân hay tổ chức khác nhau mà doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ. Cần phải chia nhóm ra xem họ gồm những nhóm nào, họ ở đâu, họ cần gì, họ có tính cách như thế nào,… để đưa ra các chiến lược sao cho phù hợp.

2. Value Propositions (Giá trị) 

Giải pháp giá trị: mô tả lại những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang cung cấp cho nhóm khách hàng mục tiêu. Hoặc có thể hiểu, đây là lý do để khách hàng chọn của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ.

3. Channels (Kênh phân phối) 

Các kênh phân phối: mô tả các kênh phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Từ đó, đem lại cho khách hàng các giá trị, nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Một doanh nghiệp có thể có rất nhiều kênh phân phối khác nhau. Có thể là trực tiếp hoặc/và gián tiếp.

4. Customer Relationships (Quan hệ khách hàng) 

Quan hệ khách hàng: là các loại quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với các nhóm khách hàng của mình. Làm thế nào doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng cũ hoặc là thu hút khách hàng mới.

5. Revenue Streams (Doanh thu) 

Dòng doanh thu: thể hiện luồng tiền vào của doanh nghiệp thu được từ khách hàng của mình. Dòng doanh thu cũng chính là điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất.

6. Key Resources (Nguồn lực chính) 

Nguồn lực chủ chốt: mô tả các nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại.

7. Key Activities (Hoạt động chính)

Hoạt động trọng yếu: mô tả các hành động quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình.

8.  Key Partnerships (Các đối tác chính) 

Các đối tác chính: mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi một cách dễ dàng và hiệu quả.

9. Cost Structure (Cấu trúc chi phí) 

Cơ cấu chi phí: tập hợp tất cả các chi phí cần thiết để duy trì hoạt động việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Các mô hình kinh doanh mới lạ năm 2021

Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate)

Mô hình kinh doanh này có liên quan đến mô hình kinh doanh quảng cáo. Chúng ta có thể dễ thấy mô hình liên kết trên mạng. Mô hình này không quảng cáo trực quan mà dùng các liên kết được nhúng trong nội dung. 

Nếu bạn có một trang web có lượng truy cập nhiều nhưng lại không kinh doanh, buôn bán sản phẩm nào hết thì ngay từ bây giờ bạn hãy tận dụng chúng để tăng thu nhập bằng cách liên kết với các sản phẩm, dịch vụ của công ty khác rồi chèn vào bài viết của bạn, chỉ như vậy thì khi khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ đó thì bạn sẽ có được một phần hoa hồng từ đối tác.

Các mô hình kinh doanh mới lạ năm 2021
Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate)

Xem thêm: 5 yếu tố cần có trước khi bắt đầu kinh doanh online

Mô hình xóa bỏ kênh môi giới trung gian 

Thông thường thì việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng sẽ phải trải qua nhiều khâu trung gian. Vì thế nên chi phí nhiều và doanh thu cũng sẽ giảm.

Vậy nên xóa bỏ kênh môi giới trung gian là dần trở nên phổ biến đối với một số ngành nghề nhất định. Doanh nghiệp thể bỏ qua các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng và bán trực tiếp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Từ đó, doanh nghiệp và khách hàng sẽ tiết kiệm được chi phí. Đồng thời thiết lập được mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.

Freemium business model – Mô hình kinh doanh Freemium

Miễn phí luôn là yếu tố kích thích mạnh mẽ nhất cho sự tăng trưởng.

Nhiều người trong ngành công nghệ và cụ thể hơn là trong mô hình kinh doanh SaaS sử dụng Freemium để phát triển công việc kinh doanh. Freemium có thể hiểu là sự pha trộn giữa dịch vụ miễn phí và trả phí.

Cụ thể, sản phẩm miễn phí mà doanh nghiệp cung cấp sẽ được thiết kế giống với sản phẩm gốc. Nhưng hiển nhiên, sẽ có giới hạn một vài hoặc nhiều tính năng đi kèm.

Có thể hiểu, phiên bản miễn phí được sử dụng để tạo ra khách hàng tiềm năng và khuyến khích, mời họ nâng cấp lên phiên bản trả phí hoặc yêu cầu người dùng có tài khoản miễn phí hỗ trợ công ty trong việc quảng cáo sản phẩm.

Xem thêm: Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh online mà bạn nên biết

Bên trên là giới thiệu về mô hình kinh doanh cũng như những mô hình kinh doanh mới lạ năm 2021 mà chúng tôi gợi ý cho bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Translate »