Dù bạn kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, quy mô thế nào thì bạn cũng cần phải có kế hoạch. Có một kế hoạch kinh doanh trong tay cũng giống như bạn đang nắm giữ “chìa khóa” để mở chiếc hộp mang tên “thành công”. Hay nói cách khác, bạn có thể tự tin mà nói rằng: “Tôi có thể ngủ ngon ngay cả khi trời giông bão”. Hôm nay, BIT Academy sẽ gợi ý bạn các bước lập kế hoạch cơ bản nhất nhưng lại hiệu quả nhất bạn nhé!
Nội dung chính
Bước 1: Ý tưởng kinh doanh của bạn
Trong các bước lập kế hoạch, điều đầu tiên là bạn phải có ý tưởng kinh doanh tốt. Bạn có biết thế nào là một ý tưởng kinh doanh tốt? Đó là một ý tưởng góp phần tạo nên sự thành công của bạn. Nó giúp bạn đạt đến mục tiêu mà bản thân đã đề ra trước đó.
Để có được điều đó,bạn phải xây dựng cho mình một ý tưởng kinh doanh khác biệt. Đó có thể là một ý tưởng thật “khác người”. Không sao cả! Chỉ cần bạn dám nghĩ dám làm. Và hơn hết hãy làm nó thật tốt. Đôi khi, người nhận ra sự độc đáo trong ý tưởng kinh doanh của bạn không nhất thiết phải là bạn. Mà lại chính là đối thủ của bạn.
Vậy nên hãy nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh cho riêng mình. Và bạn biết không, đây chỉ mới là bước khởi động thôi, còn nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn ở phía sau.
Bước 2: Đặt mục tiêu
Mục tiêu trong các bước lập kế hoạch của bạn sẽ quyết định con đường bạn sẽ đi. Nó sẽ là động lực giúp bạn cố gắng, giúp bạn làm việc không ngừng nghỉ. Có thể mục tiêu đó là quá sức đối với của bạn. Nó khiến bạn áp lực ngày đêm. Nhưng mà bạn ơi, nghịch cảnh chính là người thầy tuyệt vời của con người mà.
Hãy dành cho bản thân mình một mục tiêu, điều đó cho bạn biết rằng ít ra bạn có lý do để cố gắng trên con đường mà bạn đã chọn.
Bước 3: Nghiên cứu thị trường
Trước khi quyết định kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ nào đó, bạn cần hiểu được thị trường. Vậy làm thế nào để hiểu được thị trường? Câu trả lời là hãy bỏ thời gian, sức lực ra thu thập các dữ liệu cần thiết về nó. Lúc đó bạn sẽ biết được cung cầu thị trường thế nào, đối thủ cạnh tranh của bạn gồm những ai, đâu là nhóm khách hàng tiềm năng của bạn,…
Hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin về thị trường liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.Nó sẽ giúp bạn lường trước được các vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai.
Bước 4: Phân tích SWOT
SWOT là công cụ giúp bạn hiểu rõ về năng lực hiện có của mình. Những thứ cơ bản bạn cần biết và cần hiểu về SWOT đó là:
-
S (Strengths) : Điểm mạnh
Đây là tất cả những gì mà bạn cho rằng bạn “độc nhất”. Hoặc bạn đang làm tốt hơn so với các đối thủ trên thị trường. Việc tìm ra điểm mạnh không chỉ giúp bạn khẳng định vị trí của mình. Mà bạn còn có thể dựa vào đó để phát huy “nguồn tài nguyên có sẵn” của bạn.
-
W (Weaknesses) : Điểm yếu
Đây là điều mà không ai muốn nó tồn tại. Nhưng chúng ta vẫn phải học cách nhìn nhận và tìm ra giải pháp khắc phục nó. Sẽ là vấn đề rất lớn nếu bạn không nghĩ rằng mình có điểm yếu. Vì chỉ khi bạn tìm thấy được những hạn chế của mình thì bạn mới có thể trở nên tốt hơn được. Nếu không bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ mà thôi.
-
O (Opportunities) :Cơ hội
Cơ hội ở đây có thể là: vị trí địa lý(cửa hàng bạn nằm ở vị trí đắc địa), xu hướng(món hàng bạn đang kinh doanh đang là trend), thị trường(mua sắm trên sàn thương mại điện tử ngày càng phổ biến),…
-
T (Threats) :Thách thức
Thông thường, đây là yếu tố khiến bạn phải đau đầu. Các thách thức sẽ gây áp lực cho bạn hoặc tạo động lực cho bạn. Nó có thể là sự biến động của thị trường, đối thủ cạnh tranh, môi trường, …Và tất nhiên không phải lúc nào bạn cũng nhận thấy những thách thức đó. Có thể nó sẽ đến bất ngờ khiến bạn trở tay không kịp.
Bước 5: Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp
Mô hình kinh doanh là giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp. Xác định và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp là việc làm rất cần thiết. Nó giúp bạn hiểu rõ về cách thức vận hành của doanh nghiệp mình. Và phát triển doanh nghiệp theo đúng khuôn khổ đó.
Xem thêm: Các Startups cần lựa chọn mô hình kinh doanh nào phù hợp cho đứa con tinh thần của mình?
Bước 6: Lên kế hoạch Marketing, quản lý nhân sự, quản lý tài chính
Dù là doanh nghiệp mới hay cũ, hoạt động Marketing luôn được chú trọng. Vì nó giúp bạn đến gần hơn với người tiêu dùng. Để hoạt động Marketing trở nên hiệu quả, bạn cần phải có kế hoạch cụ thể. Cần có đội ngũ Marketing chuyên nghiệp hoặc những nhân tài sáng tạo trong team mình.
Dù công nghệ có phát triển đến đâu thì con người vẫn là yếu tố chính trong doanh nghiệp. Quản lý nhân sự hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Bên cạnh đó, tài chính là yếu tố quyết định doanh nghiệp có trụ vững trên thương trường hay không. Quản lý tài chính đóng vai trò giúp doanh nghiệp cân đo đong đếm các khoản thu chi sao cho hợp lý nhất. Hạn chế rủi ro thâm hụt ngân sách trong các tình huống cấp thiết.
Bước 7: Thực hiện kế hoạch
Khi mọi thứ đã được lên kế hoạch cụ thể, chúng ta bắt đầu thực hiện kế hoạch thôi nào. Cứ dựa theo bản kế hoạch đã lập trước đó và làm thôi. Hãy luôn cố gắng để mọi chuyện diễn ra theo dự tính của bạn. Hoặc nếu có lệch, hãy đảm bảo rằng nó sẽ luôn trong phạm vi bạn có thể kiểm soát được.
Trên đây là 7 bước giúp bạn có được một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Hãy theo dõi chúng tôi để học được thêm nhiều kỹ năng, bài học kinh doanh hiệu quả nhé. BIT chúc bạn thành công.