Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo động lực thúc đẩy ngành Thương mại điện tử thế giới. Trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xu hướng Thương mại điện tử Việt Nam nói riêng vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ một số xu hướng dưới đây sẽ tác động lớn đến các doanh nghiệp trong những năm tới. Hãy cùng BIT ACADEMY tìm hiểu 14 Xu hướng Thương mại Điện tử Dẫn đầu.
Qua những chia sẻ của các nhà lãnh đạo trong ngành vềnhững thay đổi trong năm nay. Chúng tôi đã tổng hợp các xu hướng Thương mại điện tử lớn nhất hiện giờ, hãy xem chúng là gì.
Nội dung chính
AR thực tế hóa trải nghiệm người dùng trong mua sắm trực tuyến.
Thực tế tăng cường (AR) tạo ra một bước tiến mới cho ngành thương mại điện tử ngày nay. AR làm cho việc mua sắm trực tuyến trở nên thú vị hơn bằng cách sử dụng mô hình 3D. Khách hàng không được sờ tận tay vào sản phẩm. Nhưng vẫn có thể cảm nhận thực tế hơn về món hàng. Điều này giúp họ đưa ra quyết định mua hàng một cách dễ dàng.
Năm 2019, Gartner dự đoán có khoản 100 triệu người tiêu dùng sẽ mua sắm thông qua công nghệ AR vào năm 2020. Cùng thời điểm đó, Michael Prusich, Giám đốc Phát triển Kinh doanh tại 1 Digital Agency, cũng rất ủng hộ:
“Các cuộc thăm dò đã cho thấy con số thực sự mạnh mẽ liên quan đến AR: 35% người nói rằng họ sẽ mua sắm trực tuyến nhiều hơn nếu họ có thể thử sản phẩm trước khi mua. 22% người trả lời không muốn ghé thăm một cửa hàng thực. Nếu AR có hỗ trợ trong cửa hàng thương mại điện tử yêu thích của họ. AR không chỉ cho phép người dùng nhìn thấy mô hình 3D của sản phẩm. Mà còn cho họ xem sản phẩm trông như thế nào nếu họ thực sự đang dùng nó. Mặc dù có những ngành công nghiệp và sản phẩm vẫn đang chú trọng hoạt động mua sắm truyền thống, nhưng AR sẽ sớm làm rung chuyển mọi thứ”.
Một minh chứng, đó là Tập đoàn bán đồ nội thất nổi tiếng thế giới – IKEA.
Nhà bán lẻ này đã áp dụng AR thông qua ứng dụng IKEA Place. Dự án này đã mang lại sự gia tăng tiềm năng về doanh số bán hàng cho IKEA. Giải quyết được mối lo ngại của khách hàng khi không chắc chắn rằng màu sắc, kiểu dáng, phong cách của sản phẩm sẽ phù hợp với phần còn lại của căn nhà.
Tuy nhiên, không chỉ những doanh nghiệp lớn mới có thể áp dụng AR. Theo Tessa Wuertz, Giám đốc Tiếp thị & Đối tác tại efelle.com, đã nhìn thấy tiềm năng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
“Chúng tôi mong đợi có nhiều doanh nghiệp hơn sử dụng AR cho các chiến lược của họ – đến mức nó sẽ trở thành tiêu chuẩn trong các nền tảng thương mại điện tử và truyền thông xã hội. Chúng tôi chỉ đang thấy nó được xuất hiện ở các công ty lớn hơn. Nhưng sẽ sớm thôi, nó sẽ bắt đầu trở thành xu hướng chủ đạo cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.”
Tìm kiếm bằng giọng nói
Tìm kiếm bằng giọng nói (Voice Search) bắt đầu từ cuối năm 2018 và sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong tương lai. Theo dự đoán của Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ Gartner, đến năm 2020 có 30% lượng Voice Search. Theo ComScore dự đoán, Voice Search có thể sẽ đạt 50% vào thời điểm đó.
Công nghệ này giúp người dùng tiết kiệm thời gian tìm kiếm. Khi tìm kiếm bằng giọng nói người dùng có tâm lý nhận được kết quả nhanh hơn. Không chỉ thế, Voice Search có thể áp dụng trong lúc người dùng đang lái xe, nấu ăn, học tập và ngay cả khi đang trong phòng tắm.
Mọi người đang dần phụ thuộc vào các trợ lý ảo như Google Assistant, Siri, Alexa, …không chỉ để tìm kiếm mà còn trong các chức năng hàng ngày như báo thức, gọi một số, gửi tin nhắn,… Vì thế, không quá bất ngờ khi họ cũng sẽ mở ra trang mới cho Thương mại điện tử.
Tại Việt Nam, Lazada là nền tảng TMĐT đầu tiên ứng dụng công nghệ Voice Search. Khách hàng có thể sử dụng giọng nói để tìm kiếm sản phẩm trên ứng dụng Lazada.
AI giúp các doanh nghiệp tìm hiểu chân dung khách hàng.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) thực sự tạo ra một cuộc cách mạng cho Thương mại điện tử. Là công nghệ có khả năng đơn giản hóa tác vụ cồng kềnh khi thực hiện thủ công. AI cung cấp nhiều tính năng giá trị cho nền tảng Thương mại điện tử. Nó sẽ cải thiện và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Đặc biệt, AI phân tích mang lại cho doanh nghiệp nhiều giá trị. Ngay trong việc nghiên cứu sản phẩm, tối ưu trải nghiệm bằng cách thu thập dữ liệu về khách hàng, thời điểm họ mua hàng và những gì họ đang tìm kiếm ở một sản phẩm dịch vụ.
Theo báo cáo của IBM, hơn 90% các tổ chức hoạt động hiệu quả đang cân nhắc việc áp dụng Trí tuệ nhân tạo vào các chiến dịch kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, theo một báo cáo của Gartner dự đoán, 37% tổ chức đã áp dụng AI ở một số hình thức.
Một ví dụ tuyệt vời đó chính là Starbucks
Họ sử dụng AI để phân tích tất cả các dữ liệu mà nó thu thập được. Sau đó, đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa hơn. Thuật toán tính đến là thông tin khách hàng, sở thích, lịch sử mua hàng, dữ liệu của bên thứ ba, và thông tin theo ngữ cảnh.
Theo Conversica, ít nhất 33% khách hàng mục tiêu đủ điều kiện đang bị bỏ lại phía sau. Và không được tiếp cận sản phẩm vì không được theo dõi bởi đội ngũ bán hàng. Lúc này, AI trở thành công cụ trợ giúp đắc lực, nhắm đúng vào khách hàng tiềm năng, tác động đến các giao dịch, giữ chân khách hàng, tạo sự hài lòng, từ đó mang lại trải nghiệm phù hợp nhất với từng khách hàng.
Xem thêm: TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG KINH DOANH
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
Ngày nay, khách hàng (bao gồm cả B2B và B2C) đều ưu tiên các trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa. Từ việc thu thập dữ liệu người dùng, AI phân tích và giúp các doanh nghiệp định hướng sản phẩm dịch vụ của mình phù hợp cho mỗi cá nhân một cách chính xác.
Theo ông Nguyễn Văn Hưng, chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam: “Chính những thay đổi nhanh chóng của công nghệ đã tác động đến cách chúng ta làm Thương mại điện tử, nhờ công nghệ mà chúng ta tiến đến phục vụ một thế hệ người tiêu dùng thông minh hơn và tìm cách đăng độ trải nghiệm cá nhân của họ.”
Theo chỉ số khảo sát trải nghiệm khách hàng, 13% khách hàng không hài lòng sẽ chia sẻ với hơn 20 người khác về trải nghiệm tệ hại của mình, 81% khách hàng tiếp tục quay lại sử dụng dịch vụ nếu có chương trình ưu đãi dành riêng cho mình.
Việc triển khai trải nghiệm cá nhân hóa đã được chứng minh là có tác động rất lớn đến doanh thu.
Một nghiên cứu cho thấy, nó đã làm tăng 25% doanh thu cho nhà bán lẻ và doanh nghiệp chú trọng việc cá nhân hóa cho khách hàng. Nhìn xa hơn, con số này đại diện cho 19% các công ty tham gia và các nhà bán lẻ đang “xây dựng khả năng cá nhân hóa cơ bản” đều đạt được mức tăng trưởng doanh số từ 10% trở lên. Các nhà bán lẻ trong cấp này đại diện cho 40% các công ty tham gia.
Nhà văn tự do kiêm chuyên gia thương mại điện tử Kaleigh Moore nhận thấy rằng việc cá nhân hóa dựa trên AI đang trở nên quan trọng hơn vào cuối năm 2020:
“Khi các thương hiệu khai thác và tận dụng nhiều dữ liệu hơn. Họ sẽ có thể tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho những người mua sắm cảm thấy phù hợp.”
Big Data – chìa khóa cho trải nghiệm được cá nhân hóa
Ngày nay, nhiều khách hàng cảm thấy không an tâm khi biết rằng dữ liệu cá nhân của họ đang bị thu thập bởi các trang Thương mại điện tử. Chính vì lý do đó, các chuyên gia đang do dự khi triển khai xu hướng Thương mại điện tử này.
Luis Catter, chuyên gia tối ưu hóa chuyển đổi tại Kensington Solutions. Ông đưa ra dự đoán của riêng mình:
“Khi các gã khổng lồ công nghệ tiếp tục mở rộng nhiều dịch vụ hơn. Thì, cá nhân hóa cuối cùng sẽ thay thế. Ngoài việc hiển thị các đề xuất của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm hay nền tảng Thương mại điện tử. Họ còn muốn nó xuất hiện trên các nền tảng và thiết bị khác. Tuy nhiên, sẽ có một số hứng thú đối với những người đã quen với việc trải nghiệm hoàn toàn mang tính cá nhân và những người thì không. Điều này sẽ có ý nghĩa thú vị đối với cách các nhà tiếp thị tiếp cận khách hàng mới. “
Chatbots cải thiện trải nghiệm mua sắm.
Các chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2020, 80% doanh nghiệp sẽ sử dụng chatbots. Như một nhân viên bán hàng, chatbots tương tác với những người mua sắm trực tuyến. Khách hàng ngày nay mong đợi có thể tìm và mua một sản phẩm chỉ trong vài cú nhấp chuột và họ sẽ thất vọng nếu không thể làm như vậy. Đây là lý do tại sao chatbots là một trong những xu hướng Thương mại điện tử hiện nay.
Theo Shane Barker, người thành lập và Giám đốc điều hành của Blog Thương mại điện tử shanebarker.com/blog cho rằng:
“Trong thế giới dịch vụ khách hàng ngày nay, chatbot là tất cả những gì chúng ta có. Tuy nhiên, tôi tin rằng nó sẽ thay đổi đáng kể cách mọi người mua sắm trực tuyến. Chúng sẽ trở thành một trong những kỹ thuật tiếp thị nổi tiếng nhất. Ki-ốt tự thanh toán có thể sẽ trở thành tiêu chuẩn trong lĩnh vực bán lẻ trong tương lai gần.”
Giám đốc điều hành của Optimum 7, Duran Inci cũng thấy chatbot ngày càng nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua khả năng cá nhân hóa của mình:
“Tôi tin rằng, tương tự như cách chatbot ngày càng sống động như thật, hỗ trợ ảo trực tuyến cũng sẽ làm được như vậy. Đề xuất chủ đề cho các sản phẩm được nhắm mục tiêu đến từng loại khách hàng tương tự như các đề xuất chủ đề của Amazon cho các sản phẩm phù hợp với từng loại người tiêu dùng.”
Mua sắm trên thiết bị di động sẽ tiếp tục phổ biến trong tương lai.
Khách hàng hiện đã quen với việc mua sắm hầu hết mọi thứ trực tuyến. Đặc biệt là trên điện thoại thông minh của họ. Tuy nhiên, nếu tổ chức của bạn quyết định không xây dựng cửa hàng thương mại điện tử di động. Bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội phát triển lớn hơn. Khách hàng sử dụng thiết bị di động liên tục yêu cầu tốc độ, sự tiện lợi hơn, và việc bổ sung thanh toán kỹ thuật số sẽ khiến đây trở thành một trong những xu hướng Thương mại điện tử nổi bật nhất.
Theo Statista, doanh số thương mại điện tử di động sẽ chiếm 75% tổng doanh số thương mại điện tử vào cuối năm 2021.
Corey Dubeau, Phó Chủ tịch Tiếp thị của Northern Commerce, là một trong số nhiều người nhìn thấy các chỉ số về sự tăng trưởng của việc mua điện thoại thông minh trực tuyến. Do những lý do như chất lượng nâng cao và sự tích hợp rộng rãi của thanh toán di động.
Đa dạng phương thức thanh toán trực tuyến.
Khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng nhiều phương thức. Nhưng nếu không thanh toán trên website thương mại, đơn hàng sẽ nhanh chóng bị hủy. Do đó, việc cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên thiết bị di động. Hơn nữa, nếu công ty của bạn cho phép khách hàng lưu thông tin thanh toán của họ trực tiếp trên trang web của bạn. Họ sẽ có trải nghiệm nhanh hơn nhiều trong lần mua sắm tiếp theo.
Theo Joe Chilson, biên tập viên và giám đốc tài khoản tại 1 Digital Agency, một trong những xu hướng Thương mại điện tử thống trị trong những năm tới là sự nhấn mạnh vào các phương thức thanh toán khác nhau:
“Hãy cân nhắc xem khách hàng sẽ cảm thấy đơn giản như thế nào. Nếu khi mua sản phẩm trên bất kỳ một trang thương mại điện tử, họ chỉ phải cung cấp một loại ID duy nhất. Được sử dụng để lưu giữ tất cả thông tin của họ một cách an toàn như thanh toán, địa chỉ nhận hàng, sở thích, … Apple và PayPal là một trong những người đầu tiên làm như vậy và tôi tin rằng nó sẽ ngày càng trở nên phổ biến trong tương lai sắp tới. “
Headless commerce dựa trên API sẽ tiếp tục phát triển.
Headless Commerce (thương mại điện tử không đầu) là công nghệ cho phép cửa hàng trực tuyến của nền tảng thương mại điện tử được tách biệt hoàn toàn khỏi lớp giao diện người dùng của các trang web.
Ngày càng có nhiều công ty đang áp dụng chiến lược này. Do tính linh hoạt trong phần backend, và việc triển khai SEO đã cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số và tiếp thị nội dung.
“Với Headless commerce, chúng ta có thể kiểm soát nội dung và hành trình của người dùng đến quá trình thanh toán”. Antonio Kaleb, kiến trúc sư thương mại điện tử của LARQ, lưu ý. “Chúng ta có thể sử dụng nó theo nhiều cách khác nhau để giải quyết các thách thức của thương mại điện tử. Bằng cách cho phép chúng ta hợp nhất tất cả các cửa hàng của mình thành một miền duy nhất. Và đó là nơi chúng ta có thể cung cấp các tính năng sáng tạo cho khách hàng.”
Video Marketing.
Vào năm 2020, video đã được chứng minh là một công cụ tuyệt vời và nó sẽ tiếp diễn trong những năm tới. Tạo video cho trang web của bạn là một phương pháp để thu hút khách hàng của bạn. Cho họ thấy sản phẩm hoặc dịch vụ nào là phù hợp nhất.
Đánh giá các cách mà video có thể gây ảnh hưởng đến khách hàng từ Ron Smith, tổng biên tập của The Digital Outdoor:
“Sử dụng bưu thiếp và video ngắn để tăng lượng người tìm hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu thực sự là một ý tưởng tuyệt vời. Doanh nghiệp sẽ có được một lượng lớn khách truy cập và người tiêu dùng trong một khoảng thời gian ngắn với phương pháp triển khai nội dung này.”
Shane Barker cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của xu hướng này:
“Không thể đánh giá thấp giá trị của nội dung video. Video có thể giúp bạn thể hiện các mặt hàng của mình tốt hơn đoạn văn hay hình ảnh. Tôi tin rằng trong tương lai, các doanh nghiệp nên xem xét đưa nội dung video vào các cửa hàng thương mại điện tử của họ vì nó sẽ trở nên phổ biến.”
Các gói đăng ký hấp dẫn.
Giờ đây, khách hàng có thể chọn từ nhiều gói đăng ký khác nhau. Tất cả đều hấp dẫn về mặt tiện lợi. Dịch vụ đăng ký cho phép các doanh nghiệp lập kế hoạch cho hàng tồn kho và doanh số bán hàng đã chốt. Đây cũng là lý do tại sao nó sẽ trở thành một trong những xu hướng Thương mại điện tử phổ biến nhất.
Trong những năm tới, theo David Zimmerman, Giám đốc giải pháp Thương mại điện tử Kensium cho rằng: “sẽ có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký hoặc gói thanh toán hàng tháng cho các dịch vụ cao cấp hơn.”
Tầm quan trọng của tính bền vững.
Bảo vệ môi trường ngày càng trở nên quan trọng đối với cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Người mua hàng ngày càng có ý thức hơn về nơi họ mua hàng và cách nó ảnh hưởng đến môi trường.
Theo một cuộc khảo sát, có tới 50% người cho biết họ muốn thấy sự phát triển tính bền vững hơn trong lĩnh vực kinh doanh thời trang. Và 75% cho biết họ muốn thấy ít bao bì sản phẩm hơn.
Các doanh nghiệp đang nỗ lực cải thiện và tìm cách để thân thiện hơn với môi trường. Chẳng hạn như sử dụng càng ít bao bì nilon và thay thế bằng túi giấy nhiều nhất có thể. Hoặc sử dụng bao bì phân hủy sinh học và vật liệu dễ dàng tái chế.
Tối ưu chiến lược kỹ thuật số.
Để có lượt chuyển đổi tốt hơn, các doanh nghiệp nên tối ưu lại các chiến lược kỹ thuật số. Điều đó giúp thu hút khách hàng tiềm năng vào trang web và cải thiện lượt chuyển đổi. Các doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa lại các trang sản phẩm của họ. Dù đó là thông qua quảng cáo Facebook hay quảng cáo mua sắm của Google. Đa kênh là một cách tiếp cận tuyệt vời để đạt được chuyển đổi.
Scott Ginesberg, Trưởng bộ phận soạn thảo nội dung tại Metric Digital, nhận xét:
“Ngày càng có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với những thách thức độc đáo tương tự nhau. Thuật toán của Facebook thường ưu tiên các video và quảng cáo có tiềm năng cao. Khách hàng ngày nay thường khắt khe, thiếu kiên nhẫn và tò mò hơn bao giờ hết. Vì vậy, bạn cần phải thu hút họ nhanh hơn. Đảm bảo rằng bạn đã quen thuộc với các chi tiết cụ thể của Quảng cáo Hiệu suất. Vì điều này sẽ hỗ trợ bạn thu được nhiều lượt chuyển đổi hơn. Bạn cũng nên sử dụng những kênh đó một cách khôn ngoan nếu muốn phát triển doanh nghiệp của mình.
B2B không lỗi thời.
Đừng lo lắng nếu bạn sợ rằng B2B sẽ lỗi thời. Theo Statista, doanh thu từ thương mại điện tử bán lẻ B2B trên toàn thế giới được dự đoán sẽ đạt 1,1 nghìn tỷ đô la vào năm 2021.
Theo Forrester, hơn một nửa số người trưởng thành sẽ là Thế hệ Y (hoặc Generation Y) vào năm 2020. Điều này cho thấy số lượng người mua B2B trong số Gen Y sẽ tăng lên. Không cần nhân viên bán hàng, mỗi đối tượng chỉ cần xem xét nhu cầu của họ và các sản phẩm liên quan.
“Những ngày đặt hàng qua fax hoặc điện thoại đang trở nên lỗi thời”. Connie Wong, Giám đốc Tiếp thị tại Silk Software, cho biết. “Ngày càng có nhiều công ty nhận ra lợi ích của việc cung cấp dịch vụ trực tuyến. Thay vì nhập và xử lý đơn đặt hàng theo cách thủ công. Họ tập trung vào những gì quan trọng nhất: kết nối với người tiêu dùng, mang lại trải nghiệm tốt nhất có thể và phát triển mối quan hệ bền chặt với họ.”
Những câu hỏi thường gặp về xu hướng Thương mại điện tử
Thương mại điện tử có phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh không?
Thương mại điện tử có thể được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, phải chọn mặt hàng phù hợp để có thể sử dụng vào thời điểm giao dịch thuận lợi.
Kinh doanh trên Thương mại điện tử có tốn kém không?
Đương nhiên là có! Tuy nhiên, nếu biết cách đầu tư tốt, lợi nhuận thu được sẽ nhiều hơn chi phí bỏ ra.
Kinh doanh trên Thương mại điện tử có hiệu quả không?
Để thành công trong thương mại điện tử, bạn phải xem xét 7 yếu tố sau:
Sản phẩm/ Dịch vụ tốt, giá cạnh tranh
Nét đặc trưng riêng
Chấp nhận trả phí nếu mở rộng ra thế giới
Luôn quan tâm đến các kênh bán hàng online của bạn
Đầu tư nội dung, trình bày, tốc độ truyền tải
Linh động đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng
Am hiểu đôi chút về an toàn mạng
Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh trên Thương mại điện tử?
Quyết định dấn thân vào một con đường mới luôn luôn gặp khó khăn. Không có cách nào lường trước được mọi vấp ngã có thể xảy ra. Mặc dù hành trình mới của bạn sẽ đầy rẫy những trở ngại. Nhưng, bạn sẽ thành công nếu chinh phục được chúng. Điều quan trọng là bạn phải tự tin vào năng lực của mình. Chuẩn bị cho bản thân kiến thức đầy đủ để bắt đầu kinh doanh trên Thương mại điện tử.
Tại BIT Academy chúng tôi có hơn 20 khóa đào tạo chuyên sâu về tư duy, kỹ năng. Cùng với bộ công cụ giúp bạn xây dựng hệ thống kinh doanh online, kinh doanh số và chuyển đổi số hiệu quả!
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay BIT Academy để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!