Đại dịch Covid 19 đã gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Ngày nay, thay vì trốn tránh nó thì người ta chọn cách sống chung với nó. Và các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại thì phải biết cách tìm kiếm cơ hội bên trong những thách thức. Vậy cơ hội nào để phát triển kinh doanh trong và sau dịch? Hãy cùng BIT tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Tinh thần kinh doanh trở lại sau đại dịch
Nội dung chính
Thương mại điện tử là “
miếng mồi ngon”
Dịch Covid-19 kéo dài đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư. Cùng với đó là các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động kinh doanh bị đình trệ. Nguồn tài chính gặp vấn đề vì không thu được tiền bán hàng. Hơn thế là đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, đơn hàng bị hủy, quy mô sản xuất giảm,…
Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp tự cứu lấy mình bằng cách xem hương mại điện tử là “miếng mồi ngon”. Nguyên nhân để hình thức kinh doanh trở thành xu hướng là do tính chất lây nhiễm cao của virus SARS-CoV-2. Và tính tiện lợi từ việc giao – đặt hàng online. Các dịch vụ mua bán hàng hóa không tiếp xúc gia tăng mạnh.
Bên cạnh đó, Gen Z là nhóm người làm cho tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng. Đây thế hệ được sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi. Là nhóm người được tiếp xúc, sử dụng công nghệ từ nhỏ. Và đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện nay.
“Kinh doanh có ý thức”
Một phương thức mới hình thành giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn, đó là “kinh doanh có ý thức”. Theo nghiên cứu, người tiêu dùng sẽ thiện cảm nhiều hơn đối với các thương hiệu có tinh thần trách nhiệm. Điều đó có thể giúp thế giới sạch và “xanh” hơn, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh đang hoành hành. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi mô hình sản xuất – kinh doanh. Từ tìm nguồn cung ứng tiêu chuẩn và bền vững. Ủng hộ xây dựng quy trình sản xuất không ô nhiễm. Và có tác động tiêu cực đến môi trường.
“Cửa hàng trong cửa hàng”
Ngoài các phương thức trên, có một hình thức “độc”, “lạ” mới xuất hiện. Đó là mô hình “cửa hàng trong cửa hàng”. Thương vụ Masan mua 20% cổ phần của Công ty Phúc Long Heritage. Cùng hợp tác phát triển mô hình ki ốt Phúc Long tại WinMart là một ví dụ tiêu biểu của việc áp dụng mô hình này.
Với mô hình này, phía Phúc Long sẽ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng. Nhanh chóng mở rộng chuỗi hệ thống theo các điểm bán có sẵn của WinMart. Từ đó, Phúc Long có thêm thế mạnh để chiếm lĩnh thị phần. Và cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ chính. Sự hợp tác này cũng có thể giúp WinMart thu hút thêm khách hàng từ nhiều phân khúc khác nhau. Đồng thời gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Hiện tại, phương thức bán hàng đa kênh cũng được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch. Cụ thể, để tương tác với khách hàng tiềm năng ở mọi lúc, mọi nơi, trên mọi nền tảng. Doanh nghiệp sẽ tích hợp đồng bộ các kênh “cửa hàng bán lẻ – trang web e-commerce – trung tâm chăm sóc khách hàng – mạng xã hội” vào một hệ thống quản trị chung. Khi hành vi người tiêu dùng thay đổi mạnh mẽ, mua sắm online dần phổ biến. Thì việc áp dụng mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng hơn. Giúp tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.
Xem thêm: 10 bước xây dựng chiến lược tiếp thị số cho người mới bắt đầu năm 2022
Chuyển đổi để thích ứng
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đó là cần đề cao vai trò sáng tạo, tự chủ.
Theo bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, tại thời điểm này, vẫn chưa thể đoán định được khi nào chúng ta thoát khỏi sự ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Do đó, để ứng phó tốt với đại dịch Covid-19, người đứng đầu doanh nghiệp cần phải vững tay chèo thì mới tạo được chỗ dựa cho đội ngũ nhân viên. Theo đó, cần nhấn mạnh vào 3 vấn đề, đó là nhân sự phù hợp, chiến lược khác biệt, quản trị đặc thù để ứng phó với khủng hoảng ngay tại thời điểm xảy ra. Ở một khía cạnh nào đó, khó khăn cũng chính là môi trường tôi luyện để mỗi tổ chức, doanh nghiệp tự tìm ra “ánh sáng cuối đường hầm”.
Có thể thấy, đại dịch làm đảo lộn nền kinh tế nhưng cũng là cơ hội để sắp xếp, cơ cấu lại mô hình kinh doanh, sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Những đơn vị nhanh nhạy, thích ứng và sáng tạo trong giai đoạn này sẽ có cơ hội để phát triển nhanh, bứt phá mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được kiểm soát.