25/03
2022

Xu thế mới thương mại điện tử nửa đầu năm 2022

Trải qua năm 2021 cùng với sự ảnh hưởng của Covid-19 đã gây nên tác động nặng nề đối với đời sống kinh tế xã hội tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tuy vậy, thương mại điện tử đã mở ra cánh cửa giúp thích ứng và vượt trở ngại nhanh chóng. Yếu tố cũ sẽ giúp doanh nghiệp thương mại điện tử tăng tính cạnh tranh và bức tốc mạnh mẽ. Xu thế mới thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, làn sóng e-commerce này được dự đoán sẽ giảm tốc khi đại dịch dần được kiểm soát. Song, đây lại là thời điểm “vàng” để đẩy mạnh đầu tư vào nền tảng này và tận dụng cơ hội để bứt tốc và mở rộng ảnh hưởng. Dưới đây là những xu thế mới thương mại điện tử nửa đầu năm 2022.

xu-the-thuong-mai-dien-tu
Xu thế thương mại điện tử 2022

Xem thêm: 7 chiến lược quảng bá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử

1. Tạo kênh bán hàng qua các trang mạng xã hội

Hiện nay, các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,… được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong đó, TikTok hiện là ứng dụng di động được tải xuống nhiều nhất. Hơn nữa, ứng dụng này cũng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về phạm vi tiếp cận quảng cáo.

Tuy nhiên, các trang mạng xã hội này phải cải tiến không ngừng để bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ. Doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng trực tuyến để bán hàng. Việc này giúp người dùng mua sản phẩm của họ từ nhà bán lẻ mà không cần rời ứng dụng.

Các trang mạng xã hội cũng ra đời các tính năng mua sắm để tối ưu hóa việc mua hàng trên các trang này. Đồng thời, tạo ra một trải nghiệm mới giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút được khách hàng.

Từ khi đại dịch bùng phát, nhiều người dành thời gian ở nhà nhiều hơn khiến phương tiện truyền thông xã hội trở thành tâm điểm của hầu hết hoạt động trong đời sống. Có hơn 90% người dùng mạng xã hội truy cập các nền tảng yêu thích bằng thiết bị di động. Trong đó, có đến 54% sử dụng mạng xã hội để nghiên cứu sản phẩm mà mua sắm. Dự báo mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội sẽ là một trong những xu hướng thương mại năm 2022.

2. Đầu tư giải pháp công nghệ một cách chọn lọc

Yếu tố giúp các sàn TMĐT phát triển nhanh chóng và bền vững là nền tảng công nghệ vững chắc. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải có giải pháp và công cụ hỗ trợ hiệu quả.

Việc thu mua công nghệ cung cấp tính năng, giải pháp thương mại trực tuyến mà không xem xét chức năng cụ thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ ba khiến nền tảng TMĐT kém ổn định, thiếu khả năng tùy chỉnh. Do đó, cần phải tìm các giải pháp công nghệ hoàn thiện và đa nhiệm hơn. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ ba, hệ thống sẽ khó kiểm soát, không có sự linh hoạt và quyền kiểm soát.

trai-nghiem-khach-hang
Trải nghiệm khách hàng

Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam sẽ bùng nổ nhất Đông Nam Á

3. Ủng hộ thương hiệu SMEs và nội địa

Dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế khiến cho hành vi của người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang ủng hộ các SMEs nội địa, giúp họ tăng doanh số, duy trì kinh doanh. Nhận thức của khách hàng cũng thay đổi khi có đến 65% người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm từ các thương hiệu bền vững, bảo vệ môi trường.

Các thương hiệu nay đang tập trung vào việc ưu tiên yếu tố thân thiện môi trường. Song song với các thói quen tiêu dùng mới, “tiêu dùng xanh” sẽ là xu hướng trong những năm tới.

Tuy những thương hiệu SMEs có lượng đơn hàng thấp, quy trình xử lý và vận chuyển đơn giản. Song, đây lại là lợi thế khi họ có thể thay đổi, đưa yếu tố bền vững, bảo vệ môi trường vào sản phẩm dễ dàng hơn.

Xem thêm: Các sản phẩm siêu lợi nhuận khi kinh doanh online 2022

4. Cải thiện trải nghiệm cá nhân hóa khi mua sắm

Chìa khóa giúp tăng sự hài lòng mà sàn TMĐT là cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Người tiêu dùng ngày càng muốn được trợ giúp tìm sản phẩm họ cần nhanh chóng hơn. Có 80% người dùng có xu hướng mua sắm từ các sàn TMĐT có yếu tố cá nhân hóa cao. Tỷ lệ chuyển đổi sản phẩm trên các trang này cũng gia tăng đến 20%.

Các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn nền tảng công nghệ, nguồn lực kinh tế và các yếu tố khác để nắm bắt và triển khai các xu hướng mới càng sớm càng tốt. Ngoài cá nhân hóa thì các xu hướng trên cũng sẽ trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Cần phải nắm bắt đúng thời điểm và xây dựng chiến lược hiệu quả, phù hợp nhu cầu thị trường.

Nhìn chung, tất cả xu hướng thương mại điện tử trong nửa đầu năm 2022 kể trên đều nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phân tích chi tiết các xu hướng trên để áp dụng chúng hiệu quả.

BIT Group vừa chia sẻ đến bạn xu hướng thương mại điện tử nửa đầu 2022. Hãy theo dõi BIT Group để biết thêm nhiều thông và kiến thức hữu ích khác nhé.

Translate »