Đàm phán trong kinh doanh là kỹ năng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có. Đây là quá trình trao đổi hay thỏa thuận giữa hai bên đối tác. Mục đích là giải quyết những xung đột hay vấn đề trong giao dịch kinh tế nhằm hai bên cùng có lợi. Bởi các bên khi tham gia trao đổi, mua bán thường có sự khác nhau về chính kiến, quyền lợi thậm chí là bất đồng về ngôn ngữ, tư duy và luật pháp. Hơn nữa trong kinh doanh online, kỹ năng đàm phán cũng giữ vai trò vô cùng thiết yếu. Nó giúp khẳng định vị thế và mang lại thành công cho thương hiệu.
Nội dung chính
Các giai đoạn khi đàm phán trong kinh doanh
1. Giai đoạn chuẩn bị
Sự thành công khi đàm phán trong kinh doanh sẽ phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn chuẩn bị bởi nó ảnh hưởng lên tới 70% đến kết quả. Trong giai đoạn này, một số việc bạn cần thực hiện là:
- Tìm hiểu một cách kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến đối tác, khách hàng.
- Liệt kê những vấn đề có thể ảnh hưởng đến cuộc đàm phán giữa hai bên.
- Thiết lập những giới hạn mong muốn, mục tiêu thương lượng của thương hiệu bạn.
- Đánh giá lại những ưu và khuyết điểm cũng như nguồn lực doanh nghiệp.
- Đưa ra và tự giải quyết những giả thuyết về mong muốn của bên đối tác.
2. Giai đoạn tiếp xúc
Giai đoạn này giúp bạn đưa ra những nhận định về đối tác bằng việc kết hợp các công tác chuẩn bị và cảm nhận qua cuộc gặp trực tiếp.
Tại đây, bạn cần phải có một số kỹ năng sau:
- Tạo không khí thoải mái khi tiếp xúc: hai bên có thể thảo luận về sở thích hay những vấn đề liên quan. Rồi sau đó là đi vào vấn đề chính.
- Tạo niềm tin cho đối phương: sự tin tưởng chính là điều quan trọng nhất trong hợp tác kinh doanh. Thế nên, bạn cần tạo cho đối phương thấy rằng bạn là người đáng tin cậy, nhất quán.
- Có thiện chí hợp tác: thiện chí chính là chìa khóa giúp tăng tỷ lệ thành công cho các cuộc đàm phán. Do đó, bạn nên linh hoạt trong mọi tình huống để hai bên cùng có lợi.
- Thăm dò đối tác: bạn nên quan sát thái độ, cử chỉ và lời nói của đối phương để hiểu được mong muốn của họ. Thăm dò thiện ý hợp tác giúp quá trình đàm phán được thuận lợi hơn.
- Điều chỉnh chiến lược: sự ứng biến linh hoạt cho phù hợp trong quá trình thực hiện chiến lược mang lại hiệu quả cao trong thực tế.
Xem thêm: Giao tiếp trong kinh doanh – 10 điều bạn nên làm để trở nên giỏi hơn
3. Giai đoạn đàm phán
Đây là giai đoạn mà bạn phải đưa ra những lời đề nghị. Bạn phải thể hiện được sự tự tin, bình tĩnh, mạch lạc trong việc trình bày các ý kiến. Cùng đi kèm các cơ sở để tránh việc đối tác hiểu sai ý mình.
Ngoài ra, bạn cần lắng nghe đối phương, hiểu mong muốn của họ để dung hòa lợi ích hai bên. Khi đàm phán, bạn nên giảm thiểu tối đa nguy cơ đối kháng, hơn thua. Điều này để tránh làm cho mọi việc trở nên xấu hơn. Nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung thì sẽ phải tìm đến bên thứ ba để hòa giải và phân xử.
4. Giai đoạn ký kết
Sau khi các bên đối tác đã thỏa thuận và đưa ra quan điểm chung thì việc ký kết hợp đồng sẽ được tiến hành. Một điều lưu ý là cả hai bên đều phải tuân thủ các điều khoản đã thảo luận trước đó. Các bên không được tự ý điều chỉnh hay thay đổi nội dung khi chưa được thông qua.
Một khi hợp đồng có hiệu lực thì các bên liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm và thực hiện đúng các điều khoản đã quy định trong hợp đồng.
Những nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh online
-
Hiểu rõ đối phương
Trong nghệ thuật đàm phán kinh doanh, việc hiểu rõ đối phương giúp bạn dễ dàng đề ra các phương án đối phó để dành được nhiều lợi ích về phía mình hơn. Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ điểm mạnh, điểm yếu của đối phương khiến họ phải nhượng bộ một số điều khoản có lợi cho bạn.
-
Tận dụng mọi thứ trong khả năng, không vội chấp nhận với lời đề nghị
Trong quá trình đàm phán, bạn không nên chỉ hướng lợi ích về phía mình nhưng cũng không nên quá nhượng bộ để đối phương lấn tới. Bởi khi bạn cho đối phương gì đó tốt, họ có xu hướng sẽ đòi hỏi thêm. Thay vì nhượng bộ điều khoản, bạn nên cân nhắc trao đổi để nhận được lợi ích.
-
Là người biết lắng nghe
Luôn quan sát cử chỉ, thái độ và lắng nghe mong muốn của đối phương để đem lại hiệu quả tốt.
-
Kiềm chế cảm xúc
Kiềm chế cảm giúp là chìa khóa giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực đặc biệt trong đàm phán kinh doanh. Nếu không bình tĩnh xử lý, bạn chỉ nhận lại những thiệt hại và khiến tình hình tồi tệ hơn. Vì thế, bạn phải luôn cố gắng kiềm chế cảm xúc dù đang bất bình hay bế tắc ra sao với kết quả bất cứ việc gì cũng sẽ có hướng giải quyết.
-
Phải có kiến thức
Kiến thức chính là kỹ năng quan trọng bắt buộc phải có trong nghệ thuật đàm phán khi kinh doanh. Hãy luôn trang bị cho mình những kiến thức về kinh doanh một cách đầy đủ để không bị lép vế.
-
Không thương lượng quá nhiều
Bạn nên tập trung vào vấn đề chính khi đàm phán trong kinh doanh. Nếu thời gian diễn ra quá dài, nguồn lực hai bên sẽ bị hao tổn khiến bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
-
Không tự hạ thấp giá trị món hàng
Đừng vội chấp nhận lời đề nghị hay tự động hạ thấp giá trị sản phẩm của mình. Hãy quan sát tình hình và nắm bắt cũng như có cách xoay chuyển hợp lý để đem lại phần lợi ích cho thương hiệu.
Hi vọng những thông tin mà BIT Academy đem lại sẽ giúp bạn trang bị kỹ năng đàm phán một cách tốt nhất và đầy đủ nhất. Chúc bạn thành công trong con đường kinh doanh của mình!
Xem thêm: Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược kinh doanh online hiệu quả