20/05
2022

13 Bài học kinh doanh của người Nhật

Nhật Bản là một quốc gia với nền văn hóa con người nổi tiếng từ lâu đời. Con người Nhật không chỉ được biết đến với nếp sống văn minh, cẩn trọng. Mà còn được biết tới với đức tính chăm chỉ, kỷ luật và nghiêm túc. Họ luôn biết cách trân trọng những giá trị mà người khác mang lại cho họ. Trong kinh doanh cũng thế, họ cũng có những bước phát triển vượt bậc. Chính những yếu tố cấu thành nên sự thành công ấy đã được nhiều người học hỏi từ trước đến nay. Dưới đây là những bài học kinh doanh của người Nhật. Những bài học này có thể giúp bạn thêm hành trang vào con đường thành công của mình đấy. 

13 bài học kinh doanh của người Nhật
13 bài học kinh doanh của người Nhật

13 bài học kinh doanh của người Nhật

Nghiêm túc

Bạn có thể nhìn thấy tác phong của người nhật luôn điềm tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Đó cũng thể hiện sự nghiêm túc của họ đối với công việc. Người Nhật luôn nghiêm túc trong cách đi đứng, bắt tay, hành động cúi đầu chào,…

Sự nghiêm túc còn thể hiện trong từng lời nói của người Nhật. Điều đó, họ đã được rèn luyện ngay từ lúc nhỏ về những quy tắc ứng xử, lễ nghiệp. Chính vì sự nghiêm túc ảnh hưởng đến cả phong cách sống nên trong kinh doanh họ rất quý trọng thời gian. Đối với họ, thời gian cũng là một thước đo thể hiện sự nghiêm túc trong công việc.

Vì thể, đây được xem là bài học đầu tiên, tiên quyết của sự thành công đối với người Nhật.

Tôn trọng khách hàng

Trong hoạt động kinh doanh thì khách hàng vẫn là yếu tố then chốt. Bởi nếu như không có khách hàng thì ai sẽ là người mua sản phẩm của bạn. Người Nhật cũng thế, họ luôn coi trọng khách hàng. Bởi vì họ có vai trò quan trọng trong việc mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Người Nhật thể hiện sự tôn trọng khách hàng từ những điều nhỏ nhặt nhất. Họ áp dụng văn hóa cúi đầu chào khách hàng thay vì chỉ chào một cách đơn thuần. Hay những lời cảm ơn, chào đón khách hàng mỗi khi ra vào cửa hàng. Hoặc cách gói những món hàng với những đường nét tỉ mỉ cũng thể hiện sự tôn trọng đối với người mua. Điều này cũng đã trở thành điểm sáng trong việc giao tiếp khách hàng của người Nhật.

Tôn trọng khách hàng
Nhân viên cúi đầu chào khách hàng

Chính sự tôn trọng khách hàng này đã làm cho khách hàng cảm nhận được sự chu đáo và thu hút họ mỗi khi nghĩ về hoạt động kinh doanh của người Nhật. Bài học kinh doanh của người Nhật này cũng rất đáng để bạn học hỏi. 

Đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết

Bạn có nhận thấy rằng việc kinh doanh của người Nhật rất chú trọng vào sự “tiện lợi”. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm của người Nhật một cách dễ dàng và ở bất cứ đâu. Người Nhật luôn ý thức được khi bán hàng phải đứng trên hoàn cảnh của người mua để hiểu được những mong muốn của họ. Khi kinh doanh bạn luôn phải nghĩ đến những lợi ích của khách hàng sẽ có được. Và cả những khó khăn mà khách hàng có thể gặp phải. Đó cũng là lý do xuất hiện những dịch vụ như giao hàng tận nhà, chăm sóc khách hàng. Muốn có được thành công, bạn cần phải biết tôn trọng và biết ơn những người đã góp phần vào sự thành công của bạn.

Toàn tâm toàn ý với mọi việc

Sự toàn tâm toàn ý trong công việc được người Nhật thể hiện một cách rõ nét thông qua trách nhiệm công việc. Điều này thậm chí còn được viết trong nội quy công ty của người Nhật. Trong phạm vi công việc được giao phó, họ luôn làm việc hết mình để đảm bảo hoàn thành tốt công việc. Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, họ luôn đề cao trách nhiệm và công việc của bản thân trong một tổ chức. 

Đây được xem là bài học kinh doanh của người Nhật được những doanh nghiệp học hỏi để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ với chất lượng đồng nhất. 

“Hàng tốt giá rẻ”

Những sản phẩm của người Nhật luôn nổi tiếng với hai từ “Chất lượng”. Người Nhật nghiên cứu rất kỹ tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Không phải sản phẩm nào của người Nhật cũng là giá thấp, nó tùy thuộc vào mặt hàng. Nhưng chất lượng cao là điều chắc chắn. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị của sản phẩm của mình. Đồng thời để khách hàng cảm nhận họ bỏ ra số tiền ít nhưng nhận lại gấp nhiều lần số tiền bỏ ra. Người Nhật không chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm mà còn đến những dịch vụ đi kèm.

Ví dụ như một sản phẩm được bán ra, nó sẽ đi kèm với những dịch vụ đảm bảo quyền lợi khách hàng kèm theo. Quá trình đóng gói, chăm sóc khách hàng cũng được thực hiện kỹ lưỡng nhằm mang lại cho khách hàng những giá trị vô hình to lớn. Bài học kinh doanh này trở nên đắt giá khi nắm bắt tốt được tâm lý tiêu dùng của khách hàng.

Đặt sự hài lòng của khách hàng làm niềm vui

Điều mà khách hàng hài lòng không chỉ đến từ những dịch vụ mà còn đến từ sự thỏa mãn và niềm vui mà họ nhận được. Do đó, người Nhật luôn chú trọng vào yếu tố niềm vui của khách hàng để thu hút khách hàng. Niềm vui đó đến từ sự ứng xử chuẩn mực, quá trình xử lý khiếu nại, giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Tất cả những công việc này đều được thực hiện một cách nhanh chóng và công bằng. Chỉ khi khách hàng hài lòng và cảm thấy vui vẻ thì lúc đó việc kinh doanh cơ bản đã được gọi là thành công. 

Xem thêm: Trải nghiệm khách hàng được cung cấp như thế nào?

Coi trọng chữ tín

Đối với người Nhật thì chữ “Tín” luôn đặt cao nhất. Dù họ làm việc lớn hay việc nhỏ thì chữ tin được đặt lên hàng đầu thông qua việc thực hiện những lời hứa. Cũng như những quốc gia khác, công việc kiểm tra, giám sát được thực hiện rất nghiêm khắc ở Nhật. Nhưng việc kiểm tra đó để tìm ra những sai sót những những sai sót về tính trung thực thì hầu như không có.

Tính cách xem trọng chữ “Tín” cũng người người Nhật giáo dục ngay từ nhỏ. Qua thời gian, nó trở thành một điều hiển nhiên của họ. Đồng thời, chữ “Tín” trong kinh doanh cũng được thể hiện thông qua việc họ chịu trách nhiệm với những việc mà mình đã làm. Họ luôn cố gắng thực hiện đúng và chính xác những điều mà họ đã hứa với khách hàng.

Luôn học hỏi từ những người đi trước

Tính cách siêng năng, chăm chỉ và ham học hỏi của người Nhật. Trong kinh doanh, họ luôn đưa ra ý kiến của mình với những người có cấp bậc cao hơn. Bởi họ quan điểm đó là sự tiếp thu ý kiến, học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước. Sự học hỏi này còn được thể hiện bởi cái cúi đầu thấp hơn những người có chức vụ cao hơn.

Người Nhật luôn coi trọng những trải nghiệm của những bậc tiền bối. Bởi họ có những hiểu biết, sự từng trải mang lại nhiều giá trị cho công ty. Đó cũng là một trong những lý do trong công ty của người Nhật có rất nhiều nhân viên lớn tuổi.

Sự khiêm tốn và tinh thần ham học hỏi là một bài học kinh doanh của người Nhật mà bạn cần học hỏi.

Đặt ra những khẩu hiệu

Mỗi công ty thường có một khẩu hiệu nhất định. Mỗi sáng, nhân viên trong các công ty Nhật đều hô khẩu hiệu của công ty để có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng. Đây cũng là một lời cổ động, đóng vai trò là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.

Xem thêm: Phong cách lãnh đạo giỏi khiến mọi người thông minh hơn

Việc đặt ra một khẩu hiệu rất có ích cho công ty của bạn. Khẩu hiệu không chỉ giúp nhân viên làm việc hăng say. Mà còn giúp nhắc nhớ lại mục tiêu, chiến lược của công ty. Giúp cho nhân viên luôn đi đúng hướng và thực hiện được những mục tiêu đã được đặt ra.

Đặt ra những khẩu hiệu
Đặt ra những khẩu hiệu mang lại những ưu điểm không ngờ

Nghiêm khắc trọng mọi thời điểm

Đi cùng với sự nghiêm túc là sự nghiêm khắc trong mọi tình huống. Sự nghiêm khắc này được thể hiện rõ nhất ở những quy định trong công ty. Chính sự nghiêm khắc này tạo nên  hình ảnh những người nhân viên luôn nghiêm túc trong quá trình làm việc. Họ luôn thể hiện sự tập trung vào công việc. Góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp cá nhân. Bài học kinh doanh này của người Nhật cũng thật đáng để học hỏi để tăng năng suất công việc đúng không nào.

Chơi hết sức, làm hết mình

Tuy người Nhật luôn làm việc một cách chăm chỉ. Nhưng họ cũng có những khoảnh khắc vui chơi đáng nhớ. Đây cũng là lúc bạn thấy họ hoàn toàn khác biệt so với những giờ làm việc nghiêm túc tại công ty. Một trong những sở thích của họ là đến những quán bar, các câu lạc bộ. Đây không chỉ là nơi họ giải tỏa được những căng thẳng. Mà đây còn là nơi nắm bắt thông tin, kết nối những mối quan hệ.

Hoạt động vui chơi, lễ hội của người Nhật
Hoạt động vui chơi, lễ hội của người Nhật

Tuy nhiên, hoạt động vui chơi của họ không chi phối quá nhiều vào cuộc sống cá nhân của họ. Bài học này bắt nguồn từ cách làm việc, cách sống, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Mặc dù họ làm việc hết mình nhưng cũng hết mình với cuộc sống của mình đấy.

Luôn xem trọng những mối quan hệ

Yếu tố con người luôn được người Nhật đặt lên hàng đầu. Vì thế, họ rất xem trọng mối quan hệ giữa người với người. Họ có khả năng thích ứng cao với mọi hoàn cảnh. Điều này đã được thể hiện rất rõ thông qua lịch sử. Trong kinh doanh, dù họ có trải qua những căng thẳng trong những cuộc thương lượng nhưng họ vẫn giữ vững được bình tĩnh và có cách ứng xử phù hợp.

Một nhà kinh doanh thành công thì phải xây dựng được những mối quan hệ. Đó sẽ là cầu nối trong mọi việc. Điều đó cũng góp phần nâng cao năng lực cá nhân của bạn. Hãy luôn xem trọng những mối quan hệ và phát triển nó nhé.

Tôn trọng danh thiếp của đối phương

Một trong những văn hóa của người Nhật là trao đổi danh thiếp mỗi khi gặp mặt. Người Nhật luôn trao và nhận danh thiếp bằng hai tay. Đặc biệt, người Nhật không cho danh thiếp vào túi vì đây được xem là hành động thiếu tôn trọng đối tác. Họ thường đọc và cất đi một cách cẩn thận.

Tôn trong danh thiếp của đối phương
Tôn trong danh thiếp của đối phương

Việc trao đổi danh thiếp và sự tôn trọng dành cho những tấm danh thiếp cho thấy được giá trị của nhau. Bởi trong đó chứa đựng nhiều thông tin. Những thông tin đó có thể có ích cho tương lai của bạn đấy. 

Văn hóa khác nhau, con đường thành công cũng khác nhau. Nhưng người Nhật thật sự đã cho chúng ta những bài học quý giá. Thông qua những bài học này, bạn có thể áp dụng chúng vào công việc kinh doanh của mình. Đặc biệt trong thời đại số, khi vai trò của máy móc lên ngôi nhưng còn người cũng càng được đánh giá cao.

Câu chuyện kinh doanh hoa của ông chủ người Nhật

Trên một con phố, có hai cửa hàng bán hoa. Một cửa hàng được quản lý bởi một người trẻ tuổi. Một cửa hàng được quản lý bởi một ông cụ lớn tuổi. Ông cụ lớn tuổi quyết định sẽ bán lại cửa hàng với giá 2 triệu yên vì ông ấy đã già, không thể tiếp tục bán hoa. Người trẻ tuổi ở cửa hàng bên cạnh thấy được tin của ông cụ nhưng anh ấy không có đủ tiền để mua lại cửa hàng hoa của ông ấy.

Anh thanh niên này nghĩ rằng nếu mua được cửa hàng hoa của ông lão thì anh sẽ được độc chiếm thị trường ở cả khu phố. Tuy nhiên, anh không có đủ tiền mặc dù anh đã tính đến nhiều cách. Cuối cùng anh nghĩ ra một cách:

  • Đầu tiên, anh đến gặp đại lý hoa của cửa hàng mình để thỏa thuận 1 hợp đồng có giá 25 triệu yên nhưng đại lý phải bỏ ra 0.5 triệu yên để mua hợp đồng. Và tất nhiên, người chủ đại lý đồng ý.
  • Tiếp theo, anh ấy mang 0.5 triệu yên đến gặp ông lão. Anh ấy gợi ý cho ông lão giúp ông lão lãi 25%/1 năm bằng cách bán cho anh ấy cửa hàng hoa. Và anh ấy sẽ trả trước cho ông phần lãi là 0.5 triệu yên. Ông lão đồng ý.

Thế là anh chủ doanh nhân đã mua được cửa hàng hoa của ông lão. Bài học được rút ra là không phải bạn có bao nhiêu tiền trong kinh doanh. Mà bạn phải có chiến lược. Chiến lược ở đây là tư duy đôi bên cùng có lợi, mang lại giá trị cho khách hàng. Đồng thời, tận dụng tốt những mối quan hệ mà mình có.

Xem thêm: 13 bài học quan trọng trong kinh doanh

Translate »