Đã sống trong kỷ nguyên số hiện đại, chắc hẳn bạn cũng từng nghe đến số hóa. Một từ đã trở nên phổ biến với tính tiện dụng và lợi ích nó mang lại cho người dùng. Nhưng liệu rằng bạn có đang hiệu đúng về số hóa. Cũng như ứng dụng thực tiễn của số hóa trong các ngành nghề hiện nay. Hãy cùng Bit Academy tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Nội dung chính
Tổng quan về số hóa
Khái niệm số hóa
Hiểu đơn giản nhất về số hóa là hình thức chuyển đổi dữ liệu thông thường sang kỹ thuật số. Cụ thể như chuyển các giấy tờ văn bản sang file doc, pdf, …. Cùng nhiều hình thức khác để chuyển đổi dữ liệu sang dạng kỹ thuật số. Giúp cho việc lưu trữ và xử lý thông tin trở nên dễ dàng hơn.
Các hình thức số hóa
Với vô vàng hình thức số hóa khác nhau thì nó được chia ra làm 2 dạng chính
Số hóa tài liệu
Là hình thức chuyển đổi các analog (dạng vật lý) thành dạng kỹ thuật số. Ví dụ khi xưa con phải lưu trữ hồ sơ giấy tờ chất đống. Thì nay chỉ việc mở file trên máy là đã có thể dễ dàng tìm kiếm được thông tin.
Số hóa quy trình
Chuyển đổi những quy trình phức tạp trong doanh nghiệp dựa vào con ngươi quá nhiều. Sang các công cụ tự động hóa và đơn giản hóa quy trình làm việc. Hiện nay có các phần mềm như CRM, HRM để hỗ trợ doanh nghiệp. Giúp cho công việc được tối ưu hiệu quả.
XEM THÊM: Số hóa: Khái niệm nhiều người hiểu sai?
Ứng dụng của số hóa trong ngành kế toán thực tiễn
Xuất hóa đơn điện tử
Hiện nay, chính phủ đã có những quy định về nộp hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp. Việc này không chỉ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí so với việc làm thủ công thông thường. Chưa kể đến tránh hư hại mất mát trong quá trình lưu trữ và dễ dàng truy xuất.
Khai và nộp thuế trực tuyến
Tiện lợi cho doanh nghiệp trong quy trình kê khai thuế, họ có thể thực hiện bất kỳ lúc nào. Không phải tốn thời gian, chi phí đến chờ đợi tại các cơ quan nhà nước. Không chỉ vậy mà việc này còn giúp hạn chế những sai sót không cần thiết của hình thức truyền thống. Vừa có thể thuận tiện cho người kê khác, vừa tiết kiệm tài nguyên của các thủ tục không cần thiết. Cùng với việc các giao dịch sẽ được lưu lại trên không gian mạng giúp việc tra cứu dễ dàng.
Thanh toán điện tử
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã quá quen với việc thanh toán điện tử trong thời đại hiện nay. Đặc biệt sau thời kỳ đại dịch khó khăn vừa qua thì hình thức nào càng phổ biến. Vừa thuận tiện lại có thể hạn chế những tiếp xúc không cần thiết.
Tự động hóa quy trình nghiệp vụ
Bằng việc đưa nhiều tính năng tích hợp chúng vào cùng một phần mềm duy nhất. Hỗ trợ giúp quá trình được tự động hóa, các nhà quản lý có thể tham gia và quan sát quá trình kế toán. Điều này không chỉ giảm được chi phí nguồn nhân lực mà còn giúp cho người kế toán có thể tập trung hơn. Giúp cho các công việc được thực hiện chính xác tránh sai sót hơn.
Ngoài ra sử dụng phần mềm còn giúp cho doanh nghiệp có thể tăng cường bảo mật. Hạn được những trường hợp bị đánh cắp dữ liệu thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
Áp dụng số hóa vào công tác kế toán với doanh nghiệp nhỏ
Không chỉ có những doanh nghiệp lớn mới cần áp dụng số hóa trong kế toán mà ngay cả những doanh nghiệp nhỏ. Tuy rằng những công việc kế toán của có phần đơn giản. Nhưng để đầu tư nguồn kế toán chuyên nghiệp thì sẽ rất tốn kém thay vì áp dụng số hóa.
XEM THÊM: Giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán tại Việt Nam
Ứng dụng thực tiễn của số hóa trong ngành sản xuất
Với những công nghệ hiện nay, các dữ liệu có thể được thu thập và xử lý một cách nhanh chóng. Việc của các nhà lãnh đạo là phải đưa ra quyết định dựa vào những dữ liệu mình có. Từ đó chủ động đưa ra phương hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, số hóa còn giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng trong tương lai. Dựa vào những dữ liệu thu thập được trong quá trình sản xuất để dự đoán. Như vậy, doanh nghiệp sẽ đạt được những thay đổi, điều chỉnh phu hợp nhất.
Mong rằng bài viết trên đã đem lại những kiến thức hữu ích cho các bạn.