Kiếm thật nhiều tiền có phải là cách làm giàu hay không và làm giàu thường bắt đầu từ đâu?
Đó là câu hỏi của rất nhiều người trong hành trình đi tìm kiếm, khám phá và thay đổi cuộc sống, phần lớn chúng ta luôn có mong muốn thay đổi hiện tại và hướng về tương lai. Có rất nhiều chương trình học làm giàu, các chương trình dạy làm giàu hiện nay nhiều đến mức có những tiêu cực, phần lớn các chương trình làm giàu tập trung vào các cách để kiếm tiền và kiếm thật nhiều tiền, người học được lên tinh thần, niềm tin thông qua những kinh nghiệm của người truyền đạt, thông qua tuyên bố các giá trị về mục tiêu abcd, với tôi những điều đó có ích, nhưng chưa đủ.
Những người thành công mà tôi thường gặp họ chia sẻ rằng, họ đi làm không phải vì tiền, điều này thật sự làm tôi hơi e ngại với một người ít kinh nghiệm trong những ngày đầu chập chững bước vào kinh doanh, bạn có giống tôi không? Cuộc sống ngày nay làm việc không quan tâm đến tiền thì làm vì điều gì? Đam mê à…Không hoàn toàn như thế, những người thành công họ chia sẻ với tôi rằng, họ kiếm của cải chứ không phải kiếm tiền, bởi vì với họ tiền không phải là của cải. Tiền là một phương tiện để trao đổi tài sản. Của cải là thứ bạn muốn chứ không phải tiền. Nhưng nếu của cải quan trọng như vậy sao hầu như ai cũng nói về tiền? Tiền là thứ giúp của cải đi nhanh từ người này qua người khác, và thực tế của cải cũng là thứ giúp tiền lưu thông.
Tài sản không phải là tiền. Những người thành công lý giải như thế này, Nếu bạn muốn tạo ra tài sản, bạn cần phải hiểu nó là gì. Những người mà hiểu rõ nhất khái niệm tạo ra của cải là những người giỏi trong việc tạo ra thứ gì đó, đó là các thợ làm nghề. Những sản phẩm họ tự làm được đưa vào các cửa hàng và được gắn chữ “đồ nhà làm”, “hàng thủ công”. Nhưng với sự tiến bộ của công nghiệp hóa, số lượng thợ nghề ngày càng giảm. Trong các nhóm thợ chưa bị biến mất, nhóm lớn nhất hiện nay là lập trình viên máy tính.
Một lập trình viên có thể ngồi trước máy tính và tạo ra của cải tài sản ví dụ là một ứng dụng chia sẻ về kiến thức được nhiều người đón nhận, và nếu càng có nhiều người đón nhận thì anh ta đã giàu có hơn và giúp thế giới này trở nên giàu có hơn.
>>Xem thêm: 9 bài học sâu cay xoay quanh chữ “tiền”
Trong các tổ chức ngày nay, ai cũng làm việc cùng nhau để tạo ra sản phẩm, cùng nhau giúp tạo ra thứ gì đó mà người khác muốn. Nhưng không phải ai cũng trực tiếp làm ra sản phẩm ví dụ như những người làm ở bộ phận văn thư hay là quản lý nhân sự, lập trình viên thì khác, họ theo đúng nghĩa đen là suy nghĩ định hình ra sản phẩm qua từng dòng code một. Do đó các lập trình viên là người tận mắt chứng kiến quá trình tạo ra của cải tài sản.
Và hiển nhiên các lập trình viên cũng thấy được sự chênh lệch lớn trong việc tạo ra của cải tài sản. Một lập trình viên giỏi, nếu duy trì được năng suất, có thể tạo ra được của cải tài sản trị giá hàng triệu đô, như bạn thấy đồng tiền mã hoá NFT Axis Infinity do 1 studio ở Việt Nam tạo ra gần đây có vốn hoá hơn 4,5 tỷ đô, nhưng Axis không phải là 1 ngoại lệ, thông tin tôi có ở Việt Nam hiện nay, có nhiều tỷ phú 9X đi lên là lập trình viên (đặc biệt trong lĩnh vực mới nổi blockchain). Còn một lập trình viên dưới trung bình thì tạo ra giá trị bằng 0 hoặc thậm chí là tạo ra giá trị âm (như là họ tạo ra các ứng dụng bị lỗi, hoặc lỗi).
Giá trị tài sản của bạn bao nhiêu phụ thuộc vào cây táo nở hoa cho bạn được bao nhiêu quả, thu nhập thụ động từ việc gieo trồng thời gian trước và giá trị 1 quả táo mà bạn nhận được có như là quả táo thần kỳ của Kimura, 1 nông dân nhật bản trồng táo đã tạo nên một câu chuyện đầy cảm hứng hay không?
Tất nhiên, tài sản có thể được tạo ra mà không cần phải bán. Các nhà khoa học đến nay vẫn đóng góp miễn phí tài sản của cải mà họ tạo ra. Chúng ta đều trở nên giàu có hơn nhờ thuốc Astrazeneca, bởi vì nó giúp chúng ta sống sót qua dịch Covid 19. Của cải tài sản là thứ mà mọi người muốn, và thoát khỏi cái chết là thứ mà ai trong chúng ta cũng muốn.
Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng có rất nhiều người lớn vẫn giữ quan niệm có từ thời con nít rằng số lượng của cải trên thế giới này là có hạn. Tôi vẫn còn nhớ là hồi còn là một đứa trẻ, tôi tin rằng nếu mà người giàu có tất cả tiền, thì những người nghèo sẽ chẳng có gì cả. Rất nhiều người tiếp tục giữ suy nghĩ này khi họ đã trưởng thành.
Cái thứ khiến mọi người hiểu nhầm ở đây là tiền. Tiền không phải là của cải tài sản. Nó chỉ là thứ để giúp của cải tài sản di chuyển trong xã hội. Giả sử bạn mua một chiếc xe cũ. Thay vì dành cả mùa dịch coi film, bạn dành toàn bộ thời gian sửa chữa phục hồi chiếc xe đó cho nó về gần như mới. Bằng cách như thế bạn đã tạo ra thêm của cải. Cả thế giới, và đặc biệt là bạn, đã có thêm một chiếc xe cũ hoạt động tốt như mới. Bạn hoàn toàn có thể bán chiếc xe đấy và kiếm được nhiều tiền hơn so với lúc mua vào.
Khi bạn phục hồi chiếc xe cũ ấy, bạn đã khiến bản thân bạn giàu lên. Nhưng bạn chẳng hề làm ai nghèo đi cả.
Vậy làm thế nào để tạo ra nhiều của cải tài sản?
Trong chuỗi video dành cho các doanh nghiệp SME mà tôi có đăng tải trên kênh Youtube của mình cho các doanh nghiệp và các bạn khởi nghiệp, lời khuyên từ các chuyên gia là bạn hãy giải quyết vấn đề khó để đạt mục tiêu cho công ty, đồng thời lấy đó làm thước đo cho các quyết định lúc vận hành, một trong những nguyên tắc hàng đầu mà các CEO công ty thành công đặt ra là chạy lên. Giả sử bạn là một người nhỏ con chạy nhanh đang bị đuổi bởi một tên mập đô con thích bắt nạt người khác. Bạn mở một cánh cửa thoát hiểm và thấy cầu thang có 2 lối đi lên và đi xuống. Bạn sẽ đi lên hay đi xuống? Họ nói là đi lên. Tên mập đô con đó có thể chạy xuống cũng nhanh như bạn. Nhưng chạy lên thì hắn sẽ gặp khó khăn rất nhiều. Bạn chạy lên bạn mệt, tên đó chạy lên, hắn còn mệt hơn nữa.
Điều này có nghĩa là chúng ta chủ động tìm kiếm các vấn đề khó để giải quyết. Nếu có hai tính năng chúng ta cần phải thêm vào sản phẩm, cả hai đều mang lại giá trị tương xứng với độ khó của chúng, chúng ta nên làm cái khó hơn. Không phải là vì cái tính năng đó kiếm được nhiều tiền hơn, mà vì nó khó hơn. Giống như lính du kích, các doanh nghiệp nhỏ, startup thích đi ngõ ngách, thích địa thế rừng núi hiểm trở mà quân chính quy không thể đuổi theo kịp.
Đây không chỉ là một trong nhiều cách mà một SME hay Startup vận hành. Đây là cách duy nhất mà các doanh nghiệp hoặc startup phải vận hành, đó là tạo ra giá trị. Nếu chúng ta muốn giữ chân khách hàng, chúng ta cần mang thêm nhiều giá trị cho khách hàng. Nếu bạn đến gặp một người tư vấn kinh doanh với mong muốn nhận lời khuyên làm thế nào để doanh nghiệp bạn lớn mạnh hơn, một trong những câu hỏi anh ta sẽ đặt ra đó là vấn đề bạn đang giải quyết khác biệt như thế nào với các đối thủ hiện tại? Đó là, bạn và đối thủ tiềm năng của bạn đang ở cách xa nhau bao nhiêu? Và bạn phải có một lời giải thích rõ ràng rằng tại sao công nghệ của bạn hay giải pháp của bạn lại khó bị đánh bại được. Nếu không thì ngay khi một công ty to bự với tên tuổi và máu mặt trên thị trường nghe được, họ sẽ lập tức làm điều tương tự. Và với danh tiếng, vốn liếng cũng như mạng lưới kênh sẵn có của họ, họ sẽ nghiền bạn ra như cám. Lúc đó bạn như lính du kích đi ra giữa nơi lộ thiên và bị quân chính la lên: Đưa 2 tay lên!
Tuy nhiên, việc tạo ra tài sản khó khăn hơn nhiều so với việc đi làm nhận lương. Bạn không thể quyết định mình được nhận bao nhiêu từ ông chủ của mình. Khi bạn làm việc để tạo ra tài sản, đối thủ là kẻ quyết định bạn như thế nào, điều đó cũng có nghĩa là mức thu nhập của bạn nhiều lúc không phụ thuộc vào công sức của bạn lúc đó, nếu bạn làm siêng năng gấp 10 lần thì chưa chắc bạn đã được trả công cao thêm 10 lần. Nhiều khi năng suất của bạn tăng gấp 10 lần nhưng thu nhập của bạn có thể là không hoặc tăng lên cả trăm lần.
Bạn có thể nghe/ xem video ở đây: Bạn làm việc để có nhiều tiền hơn hay để có nhiều tài sản
Bạn có thấy nội dung này có làm bạn liên tưởng điều gì không? Tôi nghĩ bạn đang nghĩ đúng, để làm được những điều này, bạn nên làm khởi nghiệp. Tất nhiên với những người giỏi chẳng quan tâm về tài sản hoặc thích sự ổn định, họ nên ở các doanh nghiệp lớn, đó là một lựa chọn. Nhưng một người rất giỏi mà quan tâm đến tiền hay di sản thì tốt hơn hết nên rời nơi bạn đang làm và hãy làm chung với một nhóm nhỏ người giỏi khác, đó là bạn đang bước vào con đường khởi nghiệp.
>>Xem thêm: Những bài học kinh doanh
Cre: Sưu tầm