Bán hàng đa kênh (Omnichannel) là một hình thức bán hàng có mức độ phát triển cao và mang lại nhiều hiệu quả trong thời đại công nghệ số hóa. Thế nhưng hình thức này cũng có không ít những thách thức hiện hữu. Vậy làm như thế nào để vừa phát triển đa kênh hiệu quả, vừa giải quyết được khó khăn mà nó đem lại, hãy cùng BIT Acedamy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
1. Lợi ích của việc bán hàng đa kênh đối với doanh nghiệp
1.1. Khách hàng tiếp cận sản phẩm nhanh chóng
Khi các doanh nghiệp triển khai bán hàng đa kênh, lợi ích to lớn nhất chính là đa dạng hóa cách thức để khách hàng tiếp cận sản phẩm. Thay vì chỉ có một kênh offline như ngày trước, phải chi tiền cho ti tỉ thứ như mặt bằng, nhân viên, chi phí cố định, … thì ngày nay, ngoài kênh offline bạn có thể kết hợp cùng các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.
Các sàn thương mại phổ biến như: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki,…Các mạng xã hội phổ biến bao gồm: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,…
Điều đó có nghĩa là khi khách hàng đăng nhập trên bất kể nền tảng nào đều có thể tiếp cận được đến sản phẩm của bạn. Vô cùng thuận tiện để đưa thương hiệu đến gần và đa dạng khách hàng hơn.
1.2. Cập nhật nhanh chóng nhu cầu của thị trường
Thị trường số luôn biến đổi, theo đó là nhu cầu cũng liên tục thay đổi. Mở rộng các kênh bán hàng đồng nghĩa lượng khách hàng cũng gia tăng. Điều đó khiến doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của thị trường tốt hơn.
Khi khách hàng tiếp cận các kênh bán hàng, từ data đã có sẽ thu thập được thông tin về sở thích, hành vi, thói quen mua hàng. Thấu hiểu khách hàng và phát huy điểm mạnh sản phẩm sẽ giúp doanh số tăng lên đáng kể.
Xem thêm: Top 5 lợi ích “không tưởng” từ website bán hàng online
1.3. Gia tăng độ nhận dạng thương hiệu
Đa dạng hóa các kênh bán thì sản phẩm của bạn sẽ có mặt trên khắp các mặt trận. Vì vậy không khó khăn để khách hàng tiếp cận đến thương hiệu. Đồng thời qua đó thu hút nhiều hơn các khách hàng sử dụng các kênh đó. Sự phát triển thương hiệu sẽ gia tăng nhanh chóng và độ phủ sóng rộng rãi hơn.
Bạn nghĩ sao với sản phẩm áo sơ mi thu đông của mình được chạy quảng cáo trên Youtube, Lazada đồng thời cũng mở bán trên trang web cùng các mạng xã hội như Facebook, Tiktok.
Xem thêm: 5 nền tảng bán hàng đa kênh hiệu quả năm 2022
2. Lợi ích của việc bán hàng đa kênh đối với khách hàng
2.1. Mua hàng tiện lợi khi doanh nghiệp bán hàng đa kênh
Song song với việc phát triển đa kênh của doanh nghiệp, khách hàng cũng nhận được lợi ích to lớn. Thay vì phải mua hàng truyền thống, nay khách hàng chỉ cần một chiếc smartphone hoặc một cú click chuột đã có thể mua được hàng. Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn và có thể so sánh giá của một sản phẩm trên nhiều cửa hàng khác nhau. Rất nhanh chóng và tiện lợi!
2.2. Tiết kiệm thời gian
Thay vì phải tốn thời gian di chuyển và chịu sự ồn ào hay khói bụi của xe cộ, ở bất cứ địa điểm nào khách hàng cũng có thể mua sắm. Sự tiện lợi này đồng nghĩa với việc thời gian mua sắm cũng được tiết kiệm đáng kể.
2.3. Đa dạng lựa chọn khi có nhiều kênh bán
Việc các doanh nghiệp triển khai bán hàng đa kênh đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Trên các sàn thương mại điện tử là sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các nhãn hàng. Họ đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi và các sản phẩm hấp dẫn. Với thị trường mở rộng như thế đồng nghĩa thế giới mua sắm của khách hàng gia tăng. Khách hàng dễ dàng so sánh nhiều bên trên cùng một sản phẩm với nhau.
3. Những thách thức khi bán hàng đa kênh
3.1. Đồng bộ tất cả các kênh bán hàng hiệu quả
Việc mở thêm nhiều kênh bán hàng kéo theo việc giữa các kênh phải được đồng bộ thông tin với nhau. Các thông tin chi tiết về sản phẩm, số lượng sản phẩm, tồn kho, giao hàng, nhận hàng phải được quản lý hiệu quả và tối ưu nhất để tránh tình trạng thất thoát hàng hóa hay số lượng tổng sai. Các kênh online và offline cần được hợp nhất và chính xác.
Những điều này cần được giải quyết bằng cách tích hợp một phần mềm quản lý chuyên dụng cho bán hàng. Nếu không đủ tài chính để duy trì phần mềm thì nên tự tạo một file riêng để quản lý hàng hóa và cập nhật liên tục.
Xem thêm: Bán hàng đa kênh- xu hướng phát triển bền vững cho các nhà bán lẻ
3.2. Tập trung vào phân khúc khách hàng phù hợp
Khi có nhiều mặt để thu hút khách hàng hơn, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn cảnh về khách hàng . Điều này đốc thúc doanh nghiệp cần xác định ngay từ đầu về chân dung khách hàng của mình là ai, họ mua hàng của mình vì điều gì. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những sản phẩm cũng như chiến dịch phù hợp cho nhóm khách hàng của mình. Khi tập trung đúng đối tượng thì doanh thu cũng như độ nhận diện thương hiệu sẽ gia tăng.
Vậy để xác định đúng chân dung khách hàng, chúng ta cần:
- Tìm hiểu sâu và xác định đúng khách hàng mục tiêu qua các kênh bán.
- Lên chi tiết kế hoạch, chương trình khuyến mãi, triển khai các chiến dịch marketing phù hợp .
- Đo lường hiệu quả của các kế hoạch đã thực thi và tiếp tục hành động.
3.3. Nguồn lực tài chính khi bán hàng đa kênh
Khi phân bổ nhiều kênh bán, nguồn vốn để duy trì tất cả các kênh không nhỏ. Đối với doanh nghiệp SMEs thì tài chính luôn là vấn đề khó khăn. Vì vậy, cần tập trung vào các kênh đem lại sự hiệu quả cũng như doanh thu ổn định. Tránh việc ôm đồm quá nhiều kênh và không kiểm soát được lượng khách hàng. Duy trì từ 2,3 kênh là hợp lý và phát triển dần đến khi doanh nghiệp vững chắc.