Thương hiệu giúp cho doanh nghiệp của bạn tăng tính nhận diện, thúc đẩy cạnh tranh và định hình tệp khách hàng trung thành. Nhưng để xây dựng cho mình một thương hiệu vững chắc có dễ hay không và bí quyết nào để xây dựng và phát triển thương hiệu thành công thì mời bạn đọc tiếp bài viết này nhé.
Nội dung chính
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là một khái niệm kinh doanh giúp mọi người xác định một công ty, sản phẩm hoặc cá nhân cụ thể. Thương hiệu là vô hình, có nghĩa là bạn không thể thực sự chạm vào hoặc nhìn thấy chúng.
Thương hiệu giúp hình thành nhận thức của mọi người về công ty, sản phẩm. Các thương hiệu thường sử dụng các điểm khác biệt, điểm nhận dạng để giúp họ tạo ra bản sắc thương hiệu trong thị trường. Nó cung cấp giá trị to lớn cho công ty hoặc cá nhân, mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ khác trên thị trường.
>>>Xem thêm: CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH MỚI LẠ NĂM 2021 MÀ BẠN NÊN BIẾT
Bí quyết để xây dựng và phát triển thương hiệu thành công
1. Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Nếu bạn cho rằng “tất cả mọi người” đều là khách hàng của bạn thì bạn đang mắc một sai lầm rất lớn. Các nghiên cứu cho thấy rằng các công ty tăng trưởng cao, lợi nhuận cao tập trung vào các khách hàng mục tiêu đã được xác định rõ ràng. Tiêu điểm càng hẹp, tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Đối tượng mục tiêu càng đa dạng, nỗ lực tiếp thị của bạn sẽ càng loãng.
Vậy làm thế nào để biết bạn đã chọn đúng nhóm khách hàng mục tiêu? Bước tiếp theo cần làm là nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Các công ty thực hiện nghiên cứu có hệ thống về nhóm khách hàng mục tiêu của họ sẽ phát triển nhanh hơn và có lợi hơn. Hơn nữa, những người thực hiện nghiên cứu thường xuyên hơn (ít nhất một lần mỗi quý) cũng sẽ đạt được phát triển nhanh hơn. Nghiên cứu giúp bạn hiểu quan điểm và ưu tiên của khách hàng mục tiêu, dự đoán nhu cầu của họ và đưa thông điệp của bạn đến với họ nhanh và chính xác hơn. Nó cũng cho bạn biết cách họ nhìn nhận thế mạnh của công ty và thương hiệu hiện tại của bạn. Do đó, làm giảm đáng kể rủi ro tiếp thị liên quan đến phát triển thương hiệu.
2. Định vị thương hiệu
Bây giờ bạn đã sẵn sàng để xác định vị trí thương hiệu của công ty bạn trong thị trường. Công ty của bạn khác với những công ty đối thủ như thế nào và tại sao khách hàng tiềm năng trong đối tượng mục tiêu của bạn nên chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn? Một tuyên bố định vị thương hiệu cho doanh nghiệp thường có độ dài từ ba đến năm câu và thể hiện bản chất của thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Nó phải được dựa trên thực tế, vì bạn phải thực hiện đúng với những gì bạn tuyên bố.
3. Thiết kế hình ảnh cho thương hiệu
Để tăng độ nhận diện cho thương hiệu của bạn thì các yếu tố hình ảnh, logo,…không thể thiếu để biến thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt và độc đáo. Đây là những điểm khởi đầu để thiết kế một thương hiệu.
Có phải khi nhìn thấy hình ảnh quả táo là bạn nghĩ ngay đến Apple phải không? Hoặc dấu swoosh làm bạn liên tưởng đến Nike. Khi bạn nhìn thấy những logo đó, bạn ngay lập tức biết chúng đại diện cho điều gì. Một cái gì đó đơn giản như phông chữ của tên công ty trong logo cũng nói lên rất nhiều điều về bản sắc thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
4. Tích hợp thương hiệu vào các điểm chạm của khách hàng
Sau khi đã xây dựng thương hiệu của mình, điều bạn cần làm tiếp theo là bạn cần chia sẻ nó. Các doanh nghiệp cần thể hiện thương hiệu của mình trong mọi việc họ làm để khiến chúng trở nên đáng nhớ. Thương hiệu của bạn cần phản chiếu mọi thứ mà khách hàng có thể thấy: trên banner, công ty, các cửa hàng, đồng phục của nhân viên,….
Tiếp theo, hãy nghĩ về cách bạn có thể thu hút sự chú ý đến thương hiệu trên nhiều kênh khác nhau. Ví dụ:
- Cửa hàng thương mại điện tử: Chọn phong cách, màu sắc, chủ đề cho trang web của bạn mà có thể phản chiếu được thương hiệu của doanh nghiệp.
- Phương tiện truyền thông xã hội: Đây là một nền tảng tuyệt vời để xây dựng nhận thức về thương hiệu. Bạn có thể chia sẻ các bài đăng làm nổi bật tính cách của mình, đăng ảnh và đồ họa đại diện cho thương hiệu của bạn và thậm chí khuyến khích mọi người chia sẻ thương hiệu của bạn với bạn bè và đồng nghiệp của họ.
- Chiến dịch tiếp thị: Thương hiệu của bạn phải được hiển thị rõ ràng trong mọi chiến dịch tiếp thị, cho dù bạn đang gửi bản tin qua email hay kết nối với khách hàng qua các kênh truyền thông. Đảm bảo mọi chiến dịch quảng cáo thể hiện hình ảnh và tiếng nói thương hiệu của bạn một cách nhất quán.
Có được một thương hiệu thành công là điều bắt buộc phải có đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong thị trường cạnh tranh khốc liệt bây giờ. Nếu không có thương hiệu phù hợp, bạn không thể kết nối với khách hàng của mình. Điều này có nghĩa là bất kỳ khách hàng nào cũng có thể từ bỏ doanh nghiệp của bạn khi họ tìm thấy một cửa hàng thương mại điện tử khác mà họ có thể tin dùng. Việc xây dựng bản sắc thương hiệu của bạn mang đến cho khách hàng điều gì đó để kết nối thực sự. Và đó là điều khiến mọi người quay trở lại, giúp bạn khác biệt với đối thủ và biến khách hàng tạm thời thành những người ủng hộ thương hiệu trung thành. Cho nên đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu.
>>>Xem thêm: QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM HIỆU QUẢ 2021