Lựa chọn mô hình kinh doanh chính là một sự lựa chọn đầy thông minh và “đường dài” cho tổ chức. Đây chính là cơ sở để tổ chức nhận biết và khái quát được doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, bài viết này sẽ hỗ trợ các bạn hiểu về cách lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp cho đứa con tinh thần của mình nhé!
Nội dung chính
Sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí
Khoan! Miễn phí thế thì đầu thu lấy ở đâu? Đương nhiên là đến từ tiền quảng cáo rồi. Doanh thu chủ yếu của loại mô hình kinh doanh này, chính là tiền quảng cáo từ những thương hiệu khác. Đây cũng là một mô hình phổ biến trong tất cả mô hình Startup hiện nay. Ví dụ điển hình cho mô hình này nhất chính là Facebook, dịch vụ mạng xã hội miễn phí. Doanh thu của Facebook đến từ những cú click chuột vào quảng cáo của người dùng.
Lưu ý rằng, khi bạn đã lựa chọn mô hình kinh doanh này. Đứa con của bạn sẽ rất “bướng” đấy. Tại vì bạn sẽ phải cần xây dựng lượng khách hàng lớn, chấp nhận lợi nhuận thấp và phải đủ tiềm lực để phát triển trong thời gian dài.
Sản phẩm miễn phí nhưng phải trả phí dịch vụ
Đối với mô hình này, khách hàng sẽ được hưởng sản phẩm/ dịch vụ của bạn miễn phí. Nhưng họ sẽ trả tiền cho những sản phẩm/ dịch vụ đính kèm. Cho dễ hiểu nhất thì hãy lấy những “con game” ra làm ví dụ. Liên Minh Huyền Thoại là một tựa game rất nổi tiếng, hơn hết nó lại còn được miễn phí. Người chơi thoải mái “chinh chiến” trong thế giới của Liên Minh. Nhưng nếu họ muốn một bộ trang phục đẹp, bắt mắt thì họ phải nạp tiền vào để sở hữu cho mình những bộ trang phục mà họ yêu thích.
Đây cũng chính là một sự lựa chọn mô hình kinh doanh tốt. Nhưng nếu xét riêng về tổng thể thì nó vẫn là một mô hình kinh doanh dịch vụ. Và ở đó, sản phẩm được tính như một phần chi phí Marketing. Chính vì thế, sản phẩm cần được cải tiến liên tục, tạo nên sự hấp dẫn trong mắt người dùng.
Xem thêm: Các bước lập kế hoạch kinh doanh online xuất sắc
Mô hình “Freemium”
Hãy tới thẳng ngay tới phần ví dụ, vì nó sẽ dễ hiểu hơn. Linkedin sở hữu mô hình, mà ở đó các sản phẩm và dịch vụ cơ bản đều miễn phí. Nhưng khi bạn muốn sở hữu cho mình sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp hơn, thì phải “đầu tư” vào để sở hữu nó.
Có thể nói rằng, các Startup đều lựa chọn mô hình kinh doanh để phát triển cho nhãn hiệu của mình. Chỉ có điều, mô hình này cần sự đầu tư lớn để có được lượng người dùng đông đảo. Bên cạnh đó cũng phải khiến cho người dùng nhận thấy được lợi ích khi so sánh giá giữa miễn phí và có phí.
Mô hình dựa trên chi phí
Cái tên nói lên tất cả. Đây là một mô hình định giá truyền thống. Có thể nói rằng, giá mà bạn bán ra thị trường chỉ mắc hơn chi phí tầm 10%. Mục tiêu của mô hình chính là giảm chi phí, cạnh tranh bằng chiến lược giá để thu lợi nhuận. Nếu bạn đang có ý định lựa chọn mô hình kinh doanh này, thì đây sẽ là lời khuyên dành cho bạn.
Trước tiên, bạn phải có cho mình công nghệ để giúp bạn tối ưu hóa chi phí. Thứ hai, đừng áp dụng mô hình này nếu như thị trường của bạn đang nhắm đến có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, hoặc đang bão hòa.
Mô hình giá trị gia tăng
Ví dụ điển hình cho loại mô hình này chính là Nike. Một thương hiệu hàng đầu về giày thể thao. nhưng trên thực tế thì Nike đã không bán giá quá cao. Nike sử dụng cho mình chiến lược giá cạnh tranh so với Adidas và Puma,… Nike có thể dễ dàng áp giá trị vào trong sản phẩm của mình với “sản phẩm hàng đầu về thể thao” nhưng Nike đã không làm thế. Và khi nhìn lại thì chúng ta thấy được Iphone, thương hiệu nổi tiếng với chiến lược giá hớt váng. Iphone đã “thổi” vào sản phẩm của mình những giá trị, chính vì thế mà sản phẩm của Iphone lúc nào cũng cao giá hơn những đối thủ của họ.
Các Startup khi lựa chọn mô hình kinh doanh này, sẽ gặp một vài khó khăn. Điển hình nhất chính là nguy cơ làm gia tăng chi phí và giảm lợi nhuận. Bởi vì các Startup sẽ không tính được giá tương xứng so với giá trị khách hàng sở hữu được sản phẩm/ dịch vụ.
Xem thêm: QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM HIỆU QUẢ 2021
Mô hình giá theo danh mục
Mô hình này thường sẽ phù hợp hơn nếu doanh nghiệp có nhiều sản phẩm/ dịch vụ. Hỗ trợ cho doanh nghiệp về mặt dễ dàng đa dạng hóa giá so với từng loại sản phẩm/ dịch vụ. Từ đó thì tỉ lệ rủi ro cũng được giảm theo. Mục tiêu lớn nhất của mô hình này chính là doanh thu từ các dòng sản phẩm khác nhau. Ngoài ra, việc phân bổ danh mục còn phụ thuộc vào đối thủ, khách hàng, giá trị chuyển giao,…
Mô hình kiểu “dao cạo”
Hãy bỏ qua phần lý thuyết và đến với phần ví dụ cho dễ hiểu hơn. Bạn mua một cái máy chụp ảnh, người bán sẽ kêu bạn mua thêm một thước phim để có thể sử dụng được chiếc máy ảnh. Hoặc bạn mua một máy in, thì người bán sẽ kêu bạn mua thêm mực in và giấy. Có thể nói rằng, đối với mô hình kinh doanh này. Ban đầu, doanh nghiệp sẽ bán một sản phẩm với mức giá thấp. Sau đó, họ sẽ bán cho bạn thêm một sản phẩm đính kèm với mức giá cao. Có thể nói rằng, đây là một mô hình với doanh thu dựa vào sản phẩm đính kèm.
Trên đây chính là những mô hình kinh doanh mà các bạn có thể lựa chọn cho đứa con tinh thần của bạn. Từ đó, từng bước một. Xây dựng từng viên gạch đầu tiên để củng cố cho chặng đường sắp tới của mình. “Con ngựa tốt nhất không phải là con ngựa chạy nhanh nhất, mà là con ngựa chạy bền nhất”. Bit Group chúc bạn thành công và thuận lợi!