20/12
2021

Chuyển đổi số – Việt Nam đang đứng ở đâu?

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang có tác động đến nhận thức và hành động của con người. Từ khóa “chuyển đổi số” ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Vậy chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số có góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống con người? Hãy cùng nhìn lại thực trạng chuyển số tại Việt Nam thông qua bài viết này.

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số – Nhận thức đúng để hành động hiệu quả

Thật khó có thể định nghĩa chính xác về chuyển đổi số. Tùy vào lĩnh vực hoạt động nó lại có nhiều cách hiểu khác nhau.

  • Theo Gartner: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”
  • Microsoft lại cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới”
  • FSI – doanh nghiệp chuyển đổi số hàng đầu định nghĩa: “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT),… thay đổi phương thức vận hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty,..”

Nhìn chung, cho dù có nhiều khái niệm đến đâu thì mục đích cuối cùng vẫn là “tối ưu hóa” lợi ích trong từng lĩnh vực mà chuyển đổi số được áp dụng. Để làm được điều này, đòi hỏi những người đứng đầu trong các lĩnh vực phải thay đổi tư duy. Và hành động nhanh chóng nhằm đáp ứng kịp thời xu thế toàn cầu hóa. Bên cạnh đó phải đảm bảo quá trình phát triển liên tục là điều tất yếu. 

Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Ngày 3/6/2020 Quyết định số 749/QĐ-TTg về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu nhận định về thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam. Và nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp và nhấn mạnh một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước.

Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Tính đến nay đã hơn 1 năm Việt Nam thực hiện “Chương trình chuyển đổi số”. Việt Nam đã thay đổi như thế nào? Tích cực hay tiêu cực? Hãy cùng nhìn lại thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam qua các lĩnh vực được ưu tiên sau: 

1. Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế

Theo Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: “Dịch COVID-19  là cú hích trăm năm, nhất là đối với ngành y tế”. Đó là vấn đề chúng ta không thể phủ nhận. Ngành y tế đang đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc phòng chống dịch. Và là bộ phận đáng tin cậy ở thời điểm hiện tại đối với sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân Việt Nam. 

Với chủ trương phát triển hoạt động khám, chữa bệnh từ xa. Kết hợp với xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe trên nền tảng ứng dụng công nghệ số. Ngành Y tế Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Cụ thể là các ứng dụng công nghệ lần lượt ra đời để đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch. Có thể kể đến như ứng dụng truy vết covid (BlueZone), Sổ sức khỏe điện tử, PC-Covid Quốc gia,…

Để khắc phục tình trạng lãng phí quá nhiều thời gian cho việc khám bệnh trực tiếp tại bệnh viện. Và về các vấn đề liên quan đến thanh toán viện phí, hồ sơ bệnh án,… Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, nghiên cứu và cho ra đời nhiều nền tảng quản lý. Nhằm mục đích tối ưu hóa thời gian và lợi ích cho bệnh nhân, bệnh viện và cả bác sĩ. Thông qua các mô hình như: phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS), phần mềm bệnh án điện tử (EMR), giải pháp chuyển đổi số cho cơ quan, đơn vị Y tế, các nền tảng, ứng dụng tìm bác sĩ, đặt lịch khám, thanh toán tiền trực tuyến,…

2. Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục

Có thể nói đây là lĩnh vực có sự thay đổi rõ rệt nhất. Dưới tác động của dịch Covid-19 quá trình học tập đã được thay thế bằng hình thức trực tuyến. Thông qua các ứng dụng hỗ trợ giảng dạy trực tuyến, các khóa học ngắn hạn đào tạo từ xa. Học viên có thể dễ dàng học tập, trao đổi và cập nhật kết quả thường xuyên. Thông qua các bảng đánh giá, tổng kết vừa tiết kiệm thời gian di chuyển vừa hạn chế tối đa chi phí. 

Giáo dục là lĩnh vực quan trọng để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Không thể nào một quốc gia phát triển mạnh lại có một nền giáo dục xập xệ. Hoặc không có một trường đại học xuất sắc nào lại nằm trên một quốc gia lạc hậu. Nắm bắt quá trình chuyển đổi giáo dục trên thế giới đang diễn ra rất chậm này. Đây có lẽ là cơ hội để Việt Nam có thể “sánh vai” với các quốc gia trên thế giới. Và cũng là cơ hội giúp người trẻ Việt Nam nhận thức được cần phải thay đổi tư duy và hành động đúng đắn trong giai đoạn đổi mới này. 

3. Thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp

TS Alan Phan từng nhận định nông nghiệp là tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Vì Việt Nam may mắn có khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Lại có vùng biển bao la để khai thác ngư nghiệp. Có thể nói đây là thế mạnh của Việt Nam ngay cả so với Trung Quốc.

Trong 2 năm gần đây, dịch Covid-19 đã khiến cho nền nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều chuỗi cung ứng và sản xuất bị đứt gãy. Trong bối cảnh đó buộc cả hệ sinh thái nông nghiệp phải chuyển đổi mạnh mẽ hơn. Ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp việc sản xuất nông nghiệp trở nên hiệu quả hơn mà còn là phao cứu sinh cho nhiều nông sản có nguy cơ “đổ bỏ” tại Việt Nam. Bằng chứng là việc ứng dụng Thương Mại Điện Tử đã góp phần cải thiện đáng kể những tổn thất mà Covid-19 mang lại cho nông dân Việt Nam. 

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng chủ trương triển khai chuyển đổi số đối với các lĩnh vực ưu tiên khác như: Tài chính – Ngân hàng, Giao thông vận tải và Logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp cũng được khuyến khích áp dụng các công nghệ số vào quy chế tổ chức và hoạt động. 

 

Translate »