02/03
2022

Chuyển từ kể chuyện sáng tạo ra câu chuyện

Người dùng đều cảm thấy quảng cáo thật phiền toái. Một nghiên cứu tìm ra rằng 90% người dùng bỏ qua quảng cáo video mà các trang như YouTube buộc bạn phải xem trước khi có thể xem nội dung bạn muốn. Gần 84% người dùng trẻ, đối tượng hướng đến của đa số quảng cáo, nói họ bỏ qua hoặc chặn một phần hoặc toàn bộ quảng cáo. Vậy làm cách nào để thương hiệu tạo và truyền tải được câu chuyện đến khách hàng? Hãy chuyển từ kể chuyện sáng tạo ra câu chuyện

Bất kể những phát triển công nghệ và những tranh luận về thấu hiểu người tiêu dùng, chúng ta đều kém trong việc đặt mình vào vị trí của họ. Mỗi thương hiệu trên thế giới đều muốn gần gũi hơn với người dùng. Nhưng liệu các nhà quản lý thương hiệu đã tự hỏi tại sao người dùng bỗng nhiên phải hứng thú với một mảnh xà phòng, một lon nước ngọt hay một chai bia?

Truyền tải được câu giá trị câu chuyện đến khách hàng

Quảng cáo chưa bao giờ có sứ mệnh buộc người ta xem những thứ họ không muốn xem. Giá trị của quảng cáo là cho người dùng thông tin cần thiết để giúp họ ra quyết định tốt hơn. Quảng cáo trên Google rất hiệu quả vì chúng liên quan đến những từ khóa tìm kiếm. Tuy nhiên, khi người dùng chuyển chú ý sang di động và các công ty bắt đầu đổ tiền vào quảng cáo di động. Google cũng đang khó khăn khi khiến quảng cáo di động liên quan nhiều hơn đến nhu cầu người dùng.

Tại sao quảng cáo trên di động khác như vậy. Không giống máy tính chủ yếu sử dụng trình duyệt, trên thiết bị di động, người dùng dành tới 90% thời gian vào ứng dụng. Lẽ đó, không có lý do nào để người dùng tải một ứng dụng dành cho một sản phẩm. Những người tiếp thị dành phần lớn ngân sách để hiện quảng cáo trong ứng dụng (in-app ads). Đó là những quảng cáo banner trong các ứng dụng trò chơi, quảng cáo ở đầu các video trên YouTube. Hoặc có thể là quảng cáo trong newsfeed của Facebook.

Xem thêm: 74% người dùng Việt thường xuyên xem video trên Youtube

Là người tiêu dùng, chúng ta phải chấp nhận các quảng cáo phiền toái để đổi lại các nội dung miễn phí. Nhưng liệu có cách khác tốt hơn cho cả thương hiệu và người dùng hay không? Câu hỏi quan trọng này sẽ được bàn tới sau đây:

Mục tiêu của marketing là tạo giá trị cho khách hàng 

Marketing không phải chỉ bao gồm quảng cáo. Nhiều công ty dẫn đầu hiện nay đều không thực hiện chiến dịch quảng cáo để kết nối với người tiêu dùng. Thay vào đó, họ tập trung giải quyết phiền toái của họ và mang lại giá trị cho khách hàng.

Mục tiêu của Marketing chính là làm thế nào để tạo ra giá trị cho khách hàng
Mục tiêu của Marketing chính là làm thế nào để tạo ra giá trị cho khách hàng

Thời đại truyền thông 2 chiều hiện nay, các nhà quảng cáo vẫn theo lối truyền thông một chiều của quá khứ. Trong đó người tiêu dùng nhận quảng cáo một cách thụ độ

Chúng tôi cần chuyển từ kể chuyện sang tạo ra câu chuyện, bằng cách biến người tiêu dùng thành một phần của câu chuyện.

Quá trình 7 bước để tạo ra câu chuyện với khách hàng

  1. Tạo cảm xúc: Bước đầu tiên là tạo cảm xúc, kết nối với khách hàng. Vận dụng dữ liệu để hiểu khách hàng hào hứng về điều gì.
  2. Kết nối: Dùng dữ liệu để nhận biết chính xác đối tượng khán giả. Mục tiêu là khuyến khích người dùng chia sẻ câu chuyện của họ bằng cách đặt câu hỏi. Để tiếp nối sự hào hứng, chúng ta tạo video thứ hai. 
  3. Ưu đãi: Trao cho khách hàng 1 ưu đãi phù hợp dựa trên data thu thập được.
  4. Tối ưu hóa: Ở bất kỳ thời điểm nào, có thể có vài ưu đãi. Ưu đãi nào nên được nêu bật và quảng bá được xác định bởi thử nghiệm A/B (thử nghiệm so sánh 2 phiên bản xem cái nào thu hút hơn), tối ưu hóa ưu đãi, chủ đề và chi phí quảng bá theo thời gian thực.
  5. Khuếch đại: Khuyến khích các đối tác cùng tham gia các chiến dịch quảng cáo. Quá trình này khiến số tiền dành cho quảng cáo và hiệu quả của chiến dịch được khuếch đại.
  6. Hiệu ứng mạng lưới: Vài tuần sau khi người dùng gửi câu chuyện của họ chúng ta chọn lựa, tạo các video  thú vị và đăng các video đó lên mạng xã hội để khuyến khích chia sẻ.
  7. Các giao dịch mới: Những chiến dịch như vậy mang về khách hàng mới cho các đơn vị. 

Lời kết

Google và Facebook đã dân chủ hóa marketing. Điều này khiến doanh nghiệp nhỏ với ngân sách hạn hẹp cũng có thể tham gia marketing online và MXH. Ngoài ra, truyền thông trực tuyến có sự phân mảnh với đa kênh. Tất cả đã khiến nguồn cung kênh quảng cáo tăng vọt. Nhưng cũng dẫn đến tình trạng quá thừa thông tin và phiền toái với quảng cáo. Để phá vỡ sự tắc nghẽn này, các công ty cần chuyển từ kể chuyện sang tạo dựng nên câu chuyện. Một thông điệp rộng hơn có thể kết nối với cảm xúc sẽ mở ra sự trao đổi hai chiều.

Hy vọng những chia sẻ về “chuyển từ kể chuyện sáng tạo ra câu chuyện”  của BIT Academy sẽ đem lại thông tin hữu ích thiết thực nhằm tăng tính kết nối của doanh nghiệp với khách hàng qua những câu chuyện đầy giá trị.

Translate »