Thương mại điện tử phát triển trong những năm gần đây dường như được xem là “miếng bánh lớn” đối với những nhà kinh doanh nhỏ, lẻ. Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử mang lại nhiều tiện ích cho cả người mua lẫn người bán. Chính vì thế không ai phủ nhận thương mại điện tử là một nền tảng có tiềm năng phát triển lâu dài. Vậy “cú hích” nào cho sàn thương mại điện tử? Hãy cùng BIT tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Top 5 xu hướng thương mại điện tử hot nhất trong năm 2021
Nội dung chính
Thực trạng phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo báo cáo của Cục thương mại Điện tử và Kinh tế số, ngành thương mại điện tử Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh theo hướng tích cực. Cụ thể là đạt 11,8 tỷ USD và chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng. Hiện nay, Việt Nam đang giữ vị trí thứ 2/3 nước có tốc độ tăng trưởng bán lẻ lớn nhất trong khu vực.
Đại dịch Covid 19 có thể nói là “cú hích” lớn cho các sàn thương mại điện tử. Tại Việt Nam, người ta tin rằng nền tảng này còn nhiều tiềm năng cần được khai thác và phát triển. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng “tại nhà” khiến thương mại điện tử là “điểm dừng chân” lý tưởng.
Thương mại điện tử – tiềm năng bùng nổ
Theo dự đoán, thương mại điện tử là một ngành có tiềm năng phát triển lâu dài. Sàn thương mại điện tử không chỉ là hình thức “cứu cánh” trong mùa dịch mà nó sẽ trở thành xu hướng trong nhiều năm tới. Đại dịch Covid chỉ là tác nhân khiến cho thương mại điện tử phát triển. Chúng tôi tin rằng, nếu đại dịch không xảy ra, thương mại điện tử vẫn phát triển. Nhưng sẽ phát triển ở mức ổn định sau đó mới phát triển mạnh như khi có dịch.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong tương lai thương mại điện tử sẽ chiếm ưu thế so với hình thức truyền thống. Với nhiều cải tiến trong cách thức mua hàng, thanh toán cùng với vô vàng tiện ích cho người tiêu dùng và cả các nhà kinh doanh lớn nhỏ.
“Đòn bẩy” mạng xã hội và KOLs
Theo báo cáo gần đây của Facebook, có tới 51% người tiêu dùng chọn mua các sản phẩm/dịch vụ do những người có sức ảnh hưởng (KOLs) giới thiệu hoặc chia sẻ. Đây khẳng định được vị trí và sức mạnh lan truyền của KOLs trên sàn thương mại điện tử. Khả năng sáng tạo và tầm ảnh hưởng của KOLs đã góp phần cho việc xây dựng hình ảnh. Và tạo sự uy tín cho sàn thương mại điện tử và cả những thương hiệu.
Tại Việt Nam, hình thức này được nhiều sàn thương mại điện tử áp dụng và ưa chuộng. Điều này mang lại lợi ích song phương cho doanh nghiệp lẫn đối tác và nhà bán hàng.
Xem thêm:Thương mại điện tử sẽ như thế nào trong 5 năm tới?
Thanh toán trực tuyến được ưu tiên lựa chọn
Bởi tính tiện lợi, thanh toán trực tuyến được nhiều sàn thương mại lựa chọn làm giải pháp thanh toán. Thương mại điện tử là nền tảng thúc đẩy xu hướng thanh toán “không tiền mặt” tại các cửa hàng. Nhiều địa điểm kinh doanh offline cũng ghi nhận sự tiện ích của hình thức thanh toán này. Và mong muốn phát triển nó theo hướng tích cực nhất.
Đổi mới trong chiến dịch bán lẻ
Đại dịch Covid đã và đang thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số. Ý thức tầm quan trọng kinh doanh được trải dài từ các thương nổi tiếng đến vừa và nhỏ. Khi bán hàng trực tuyến trở thành một kênh có doanh thu lớn hơn cho các thương hiệu và nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử cần phải thích ứng và phối hợp với họ để hiện thực hóa các chiến lược bán lẻ sáng tạo nhằm thu hút khách hàng.
Xem thêm: Đón xu thế, thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ
BIT Academy sau bài viết này các bạn sẽ nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số. Cũng như là thương mại điện tử tại Việt Nam. Chúng tôi hân hạnh được đồng hành và hỗ trợ những kiến thức quan trọng về kinh doanh và chuyển đổi số cho các bạn. Chúc các bạn thành công.