07/04
2022

Kinh doanh là gì? Tổng quan về kinh doanh

Bất kỳ một ai muốn buôn bán một thứ gì đó hầu hết đều quan tâm đến hai từ “Kinh doanh”. Đặc biệt thuật ngữ này càng được sự quan tâm của những bạn trẻ muốn khởi nghiệp. Vậy kinh doanh là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn có cái nhìn tổng quan về hoạt động này một cách rõ ràng nhất. Cùng BIT Academy tìm hiểu ngay nhé.

Hoạt động kinh doanh
Tổng quan về kinh doanh

Kinh doanh là gì?

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định:

“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”

Hiểu đơn giản, kinh doanh là hoạt động trao đổi, buôn bán giữa tổ chức với cá nhân. Hoặc giữa tổ chức với tổ chức. Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hoạt động này được thực hiện vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh được đo lường hiệu quả bằng thước đo tiền tệ.

Khi đã tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tổ chức, doanh nghiệp cần có những kỹ năng, nguồn vốn nhất định. Hoạt động kinh doanh cũng biến đổi không ngừng nên yêu cầu cần có sự nhạy bén và sáng tạo mỗi ngày.

Vai trò của hoạt động kinh doanh

Đối với xã hội:

Hoạt động kinh doanh gắn liền với sự phát triển của xã hội. Nếu hoạt động kinh doanh được thực hiện tốt thì sẽ đóng góp lớn cho xã hội. Sự đóng góp đó được thể hiện qua tình hình, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ đó tạo ra được nhiều việc làm, nâng cao chất lượng của người dân, giữ vững an ninh trật tự xã hội.

Đối với doanh nghiệp:

Hoạt động này góp phần khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh còn thể hiện được khả năng quản trị của doanh nghiệp. Cho thấy được mức độ tối ưu hóa năng lực nội tại và khả năng vận dụng được các yếu tố vĩ mô.

Hoạt động này còn thể hiện vai trò phát triển đối với doanh nghiệp. Nó trực tiếp cho thấy doanh nghiệp có khả năng  mở rộng hay không. Có phản ánh đúng tình hình thực tại trên thị trường hay không.

Vai trò của kinh doanh đối với doanh nghiệp
Vai trò của kinh doanh đối với doanh nghiệp

Đối với người lao động:

Kinh doanh gắn liền với sản xuất và mua bán. Vì thế nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn. Ở bất kỳ công đoạn nào cũng cần có người lao động thực hiện. Điều đó là động lực to lớn giúp phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua việc đào tạo, hướng dẫn để đạt được mục tiêu kinh doanh. Người lao động được nâng cao tay nghề. Tạo được cơ hội được làm việc và có thu nhập ổn định. Kéo theo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. 

Chính những ưu điểm ấy sẽ thúc đẩy người lao động yêu quý doanh nghiệp của bạn. Cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty và thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc điểm của kinh doanh

Trao đổi hàng hóa và dịch vụ

Hoạt động kinh doanh còn gọi là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa. Nên cho dù diễn ra với bất cứ hình thức này đều có liên quan đến hoạt động trao đổi. Thông qua đặc điểm này thì doanh nghiệp mới trao đổi được tiền và các giá trị của tiền.

Giao dịch trong nhiều giao dịch

Quá trình mua và bán hàng hóa thường trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn gắn liền với một giao dịch. Vậy để hàng hóa có thể từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng qua bao nhiêu giai đoạn thì sẽ trải qua bấy nhiêu giao dịch. Vì thế, đây là quá trình lồng ghép những giao dịch lại với nhau.

Lợi nhuận mục tiêu là chính

Suy cho cùng thì các hoạt động đều hướng về mục tiêu lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận là thứ quyết định xem doanh nghiệp có tồn tại hay không. Nên đây cũng được xem là mục tiêu chính của doanh nghiệp.

Kỹ năng kinh doanh để thành công

Kinh doanh luôn phát triển không ngừng, vì thế mà tất cả cần phải có kỹ năng. Yêu cầu được đặt ra không chỉ là biết mà bạn còn phải thành thạo những kỹ năng ấy. Các kỹ năng bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Ngoài ra còn có những kỹ năng đặc trưng cho hoạt động kinh doanh như kỹ năng quản trị, quản lý và điều hành,… Những kỹ năng ấy không thể chỉ học trên sách vở mà cần được trau dồi bằng chính các hoạt động thực tiễn.

Rủi ro và sự không chắc chắn

Rủi ro là thứ không thể nào tránh khỏi trong việc kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động này luôn mang tính mạo hiểm và thách thức. Có những rủi ro mà bạn hoàn toàn có thể dự báo và đề phòng được. Nhưng cũng có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Lúc đó bạn cần có khả năng quản trị rủi ro thật nhạy bén. Việc của bạn là kiểm soát thật tốt những rủi ro nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Chuẩn bị nguồn lực và tâm lý thật tốt để đối phó với những sự không chắc chắn đến một các bất ngờ.

Kết nối với sản xuất

Muốn có được hàng hóa cung cấp cho khách hàng thì cần phải có hoạt động sản xuất. Vì thế, sản xuất luôn gắn liền với kinh doanh và không thể tách rời. Đó gọi là hoạt động công nghiệp. Hoạt động này có thể là hoạt động chính hoặc hoạt động phụ tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nó.

Tiếp thị và phân phối hàng hóa

Hoạt động bán hàng còn được gọi với một cái tên khác là hoạt động thương mại. Nó liên quan trực tiếp đến việc phân phối hàng hóa từ người bán đến người mua. Ngoài ra, cũng cần có những hoạt động tiếp thị để khách hàng biết đến hàng hóa. 

Tiếp thị và phân phối hàng hóa
Tiếp thị và phân phối là cách thu hút khách hàng tốt

Ưu đãi về hàng hóa, dịch vụ

Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau. Đối tượng khách hàng mục tiêu của từng loại hàng hóa cũng thế. Vì vậy, đối với mỗi loại hàng hóa cần có những ưu đãi nhất định. Việc này nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Về cơ bản, hàng hóa có 2 loại:

  • Hàng tiêu dùng: Đây là những loại hàng hóa được mua trực tiếp bởi người tiêu dùng. Họ mua vì mục đích sử dụng, bao gồm sản phẩm dùng trong sinh hoạt hằng ngày và hàng hóa thiết yếu,…
  • Hàng sản xuất: Đây là những loại hàng hóa được mua nhằm mục đích sản xuất, tạo ra nhiều loại hàng hóa khác. 

Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

Việc sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được những mong muốn của khách hàng là điều mà doanh nghiệp luôn hướng đến. Chỉ khi doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng thì hoạt động kinh doanh mới đạt hiệu quả tối đa. Để đáp ứng được những nhu cầu này thì người làm kinh doanh cần nghiên cứu, phân tích để tìm ra những “nỗi đau” mà khách hàng đang gặp phải. Từ đó, xây dựng nên được những giải pháp kinh doanh phù hợp.

Trách nhiệm xã hội

Kinh doanh mang đến lợi nhuận. Nhưng để lợi nhuận đó được tồn tại lâu dài thì cần phải gắn liền với trách nhiệm xã hội.

Xem thêm: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là gì? Phân tích về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Các loại hình kinh doanh

  • Kinh doanh dịch vụ: Đây là loại hình cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng. Đây là những sản phẩm vô hình. Lợi nhuận thu được bằng cách tính dựa trên các giá trị mang lại và sức lao động. Một số dịch vụ như làm đẹp, chăm sóc cá nhân,…
  • Doanh nghiệp sản xuất: Đây là loại hình kinh doanh các nguồn nguyên vật liệu thô dùng cho việc sản xuất. Doanh nghiệp tiến hành sản xuất và sau đó bán đi để thu lại lợi nhuận.
  • Doanh nghiệp bán lẻ: Đây là hình thức kinh doanh tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Loại hình này cũng đóng vai trò trung gian phân phối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hình thức này thu lợi nhuận thông qua việc bán lẻ hàng hóa.

Các lĩnh vực kinh doanh

Một số lĩnh vực kinh doanh có thể kể đến như:

  • Kinh doanh tài chính: Hình thức của lĩnh vực kinh doanh này là phân phối tổng sản phẩm sử dụng theo mục đích nhất định từ việc đầu tư, quản lý nguồn vốn nhằm thu lợi nhuận.
  • Kinh doanh bất động sản: Hình thức này được thể hiện thông qua việc giao dịch của các nhà kinh doanh bằng các dự án. Mục đích thu lợi nhuận từ việc cho thuê, mua bán, phát triển các tài sản. Các tài sản bao gồm đất, nhà ở gắn liền với đất và các loại công trình khác.
  • Thông tin, tin tức, giải trí: Hình thức này đưa thông tin, hình ảnh đến với công chúng. Hoạt động này thu lợi từ việc bán lại quyền sở hữu trí tuệ.
  • Vận tải: Hình thức này thu lại lợi nhuận đến từ phí vận chuyển hàng hóa. Phương tiện vận tải cũng được sử dụng với nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm hàng hóa và nhu cầu người thuê. 
  • Nông lâm ngư nghiệp: Hình thức này thu lợi nhuận từ việc cung cấp các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp đến với người tiêu dùng. 

Xem thêm: “Tiền sinh ra tiền” với kinh doanh tại nhà

Translate »