Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có hình mẫu chung cho tất cả. Do vậy, từng cá nhân, tổ chức cần xác định lộ trình riêng và thích hợp với mình. Thế doanh nghiệp cần chuyển đổi số lý do là gì? Bởi vì, thị trường và hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi. Luôn xuất hiện một lớp người dùng mới hình thành nên nhu cầu mới và yêu cầu những trải nghiệm mới.
Vừa qua Bộ Kế hoạch đầu tư và ASIAD đã phối hợp xây dựng tài liệu về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Trong đó, để chuyển đổi số trong kinh doanh, doanh nghiệp cần :
- Xác định mục tiêu chiến lược và tầm nhìn của chuyển đổi số trong kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược chuyển đổi số tích hợp vào chiến lược của doanh nghiệp dựa trên đánh giá mức độ sẵn sàng và mục tiêu của doanh nghiệp.
- Xác định kiến trúc tổng thể của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.
Từ đó chuyển đổi số mô hình kinh doanh, sau đó chuyển đổi số mô hình quản trị và cuối cùng kết nối việc kinh doanh và quản trị. Điều này nhằm đổi mới sáng tạo để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới cho doanh nghiệp.
Xem thêm: CHUYỂN ĐỔI SỐ – VIỆT NAM ĐANG ĐỨNG Ở ĐÂU?
Nội dung chính
Chiến lược chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Ở giai đoạn này, các lãnh đạo cần thảo luận để xác định tầm nhìn và chiến lược chuyển đổi số. Điều này đảm bảo phù hợp với mục tiêu chiến lược chung của doanh nghiệp, tích hợp chiến lược chuyển đổi số vào chiến lược phát triển. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số để xác định hiện trạng doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số tích hợp vào cùng chiến lược chung của doanh nghiệp.
Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra những giá trị mới. Nó giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Xã hội số giúp bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách phát triển. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu hóa hướng đến việc nâng cao sự trải nghiệm và chất lượng của cuộc sống.
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh
Lộ trình chuyển đổi số mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Áp dụng công nghệ số (CNS) để mở rộng hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng. Giúp nâng cao hiệu quả việc chăm sóc khách hàng, hình thành trải nghiệm tốt đối với khách hàng.
- Từng bước triển khai áp dụng CNS vào chuỗi cung ứng. Bao gồm việc kết nối quản lý hàng tồn kho, sản xuất, mua hàng đầu vào.
- Áp dụng CNS vào kế toán, tài chính.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu chung về kinh doanh, cung ứng và kế toán.
- Xây dựng chính sách bảo mật, dữ liệu và áp dụng các công cụ giúp bảo mật thông tin.
Doanh nghiệp nên thực hiện chuyển đổi số mô hình kinh doanh trước tiên
Tại Việt Nam, hầu hết của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có mục tiêu là tăng trưởng. Doanh nghiệp nên thực hiện chuyển đổi số mô hình kinh doanh trước trong giai đoạn đầu. Điều này giúp nhận lại những giá trị tức thời từ các thành tựu của việc áp dụng công nghệ số.
Doanh nghiệp cần áp dụng CNS để mở rộng hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần triển khai áp dụng CNS cho chuỗi cung ứng để tăng cường lợi thế cạnh tranh, kiểm soát hiệu quả chi phí. Ngoài ra giúp đảm bảo hàng hóa đáp ứng được nhu cầu khách hàng và với chi phí thấp nhất.
Doanh nghiệp cũng chú trọng đến việc áp dụng CNS vào các nghiệp vụ quản lý như kế toán, tài chính. Với sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp cần có kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu chung về kinh doanh. Đó là tiền đề để doanh nghiệp triển khai các giai đoạn tiếp theo trong lộ trình chuyển đổi số.
Hiện nay, việc bảo mật thông tin luôn là mối bận tâm của các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến các chính sách và công cụ bảo mật để bảo vệ các bí mật kinh doanh, thông tin khách hàng. Chúng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp.
5 mục tiêu chung của chiến lược chuyển đổi số
Có 5 mục tiêu chung của chiến lược chuyển đổi số mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:
- Tạo những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
- Giúp doanh nghiệp đối phó với các rủi ro khi đối thủ cạnh tranh áp dụng chuyển đổi số trước.
- Cải tiến vận hành doanh nghiệp, ví dụ giảm chi phí, nâng cao chất lượng.
- Tận dụng cơ hội trên thị trường, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, gia tăng doanh số hoặc thị phần.
- Thay đổi cốt lõi mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp.
Hoàn thiện và chuyển đổi số mô hình quản trị của doanh nghiệp
Việc chuyển đổi số cần phải xuất phát từ nhận thức, sự quyết tâm và mức độ nắm rõ tình hình của tổ chức. Khi thực hiện chiến lược chuyển đổi số, nó bắt đầu từ tầm nhìn của người đứng đầu. Nhưng khi thực thi cần đo lường, kiểm nghiệm và điều chỉnh theo thực tế.
Bước 1: Hoàn thiện mô hình quản trị và xác định các yêu cầu về dữ liệu tích hợp cho bước kế tiếp
- Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị. Bắt đầu từ cơ cấu tổ chức, con người, chính sách, quy trình nghiệp vụ chức năng của doanh nghiệp.
- Thành lập chỉ tiêu quản trị và hệ thống báo cáo, cơ sở dữ liệu.
- Xác định các yêu cầu mục đích tích hợp, chuyển đổi số toàn diện.
Bước 2: Chuyển đổi số mô hình quản trị và hoàn thiện cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp
- Áp dụng CNS cho hệ thống báo cáo quản trị.
- Tự động hóa quy trình cho các mảng nghiệp vụ. Nó bao gồm lập kế hoạch, ngân sách và dự báo; quản trị nhân sự,…
- Tiếp tục hoàn thiện chuyển đổi số cho mô hình kinh doanh tại giai đoạn 1.
- Thiết lập cơ sở dữ liệu chung của toàn doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống đảm bảo bí mật thông tin và an ninh mạng.
Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
- Áp dụng CNS để từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành một hệ thống thông tin xuyên suốt từ kinh doanh đến các nghiệp vụ quản trị trong doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho doanh nghiệp.
- Đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tạo ra các thay đổi trong sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó không ngừng nỗ lực để nâng cấp các hệ thống hiện tại.
- Áp dụng CNS mới để bảo mật thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần có những sáng kiến để tạo ra chu kỳ phát triển mới sau khi đã có sự tăng trưởng ổn định và bước vào giai đoạn biến động. Điều này thúc đẩy việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và mang lại giá trị mới cho khách hàng. Ngoài ra cũng cần xây dựng kế hoạch để bảo trì, nâng cấp đối với các hệ thống kinh doanh sẵn có nhằm duy trì hoạt động liên tục.
Lời kết:
Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở rộng không gian phát triển mới. Hơn nữa còn tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội chưa từng có.
Hy vọng những thông tin mà BIT Academy đem lại giúp bạn xác định được chiến lược chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng, nâng cao giá trị hiện tại và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.