09/06
2022

TALKSHOW: “CHUYỂN ĐỔI SỐ: TÌM TRONG CHÍNH MÌNH”

Chương trình dành cho các doanh nghiệp đã và đang ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh giai đoạn bình thường mới. 

Trong cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại không ít thách thức cho hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Công nghệ đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, điều này khiến cho doanh nghiệp luôn phải chạy theo thời cuộc và không ngừng đổi mới để làm chủ cuộc đua công nghệ, một thách thức to lớn để tìm ra lối đi đúng đắn cho giai đoạn hiện nay, những áp lực ấy làm cho chủ doanh nghiệp rơi vào trạng thái mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Trong những khó khăn của thời kỳ dịch Covid-19, các doanh nghiệp cần nhìn vào giá trị cốt lõi bên trong để vượt qua khó khăn và phát triển doanh nghiệp. Với mục đích đưa ra các giải pháp giúp chủ doanh nghiệp. Đặc biệt là những chủ doanh nghiệp SME có thể kiên định với sự lựa chọn của mình mà vẫn cảm thấy tự tin để đối mặt, vượt qua những áp lực cả trong và ngoài doanh nghiệp. 

Buổi talkshow với sự góp mặt của anh Anh Trần Hữu Đức (Nhà đồng sáng lập, Chuyên viên Tư vấn, Huấn luyện cấp cao, Trị liệu Tâm lý và Đào tạo Kỹ năng sống tại BCC và Better Living) và Chị Lương Ngọc Tiên (Nhà sáng lập Công ty TNHH Tư Vấn & Đào Tạo One Life Connection) và với sự điều phối của anh Lê Nguyễn Hồng Phương (Chủ tịch BIT GROUP). Buổi Talkshow đã thu hút hơn 750 khán giả đang là chủ doanh nghiệp SMEs, những người làm kinh doanh quan tâm với các giải pháp TALKSHOW  “CHUYỂN ĐỔI SỐ: TÌM TRONG CHÍNH MÌNH”

Anh Trần Hữu Đức (Nhà đồng sáng lập, chuyên viên Tư vấn, huấn luyện cấp cao, trị liệu Tâm lý và đào tạo Kỹ năng sống tại BCC và Better Living) và Chị Lương Ngọc Tiên (Nhà sáng lập Công ty TNHH Tư Vấn & Đào Tạo One Life Connection) đồng thuận rằng: Để đạt được những thành công như hiện tại thì Trung Nguyên và One Life Connection đã phải nỗ lực và cố gắng không ngừng đặc biệt trong quá trình chuyển đối số và khi thế giới đang bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế sau đại dịch.

Doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thành công không chỉ cần chuẩn bị sẵn sàng về các yếu tố công nghệ, chọn lọc và sẵn sàng để thích nghi với thời cuộc. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo xác định giá trị phát triển bền vững của doanh nghiệp để kiên định với những quyết định đã đề ra trong quá trình chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng ứng dụng công nghệ để có thể sinh tồn, tái tạo và phát triển. 

Anh Lê Nguyễn Hồng Phương – đặt câu hỏi: Tại sao các doanh nghiệp thường ngại chuyển đổi số? 

Chị Lương Ngọc Tiên đã đưa ra nhận định: Về mặt tâm lý, con người thường sợ và ngại sự thay đổi. Chuyển đổi số là hình thức thay đổi không chỉ về hình thức làm việc trên nền tảng số, công cụ và hệ điều hành mới mà còn là thay đổi cách nhìn nhận mối quan tâm của khách hàng, dự đoán xu hướng thị trường, tương lai của doanh nghiệp. Thay đổi cách thức vận hành của doanh nghiệp là điều không đơn giản. Vì vậy để giải quyết vấn đề trên, doanh nghiệp cần không ngại thay đổi, làm thế nào để vượt qua được những mối lo ngại của việc kinh doanh theo hình thức chuyển đổi số.

Anh Trần Hữu Đức chia sẻ: Chuyển đổi số chúng ta có thể chia làm hai giai đoạn, thế hệ 98 trở lại đây thì chuyển đổi số hầu như đã trở nên quen thuộc với mọi lứa tuổi, mỗi người đều có một chiếc điện thoại và có thể bắt kịp mọi thay đổi xu hướng của xã hội về công nghệ và ứng dụng công nghệ… Nhìn chung thế hệ Gen Z này vốn sinh ra ở thời đại công nghệ nên con người có sẵn những phẩm chất, suy nghĩ tiến bộ hơn, nên thường chuyển đổi công nghệ dễ dàng hơn. Nhưng độ tuổi của các nhà lãnh đạo hiện nay phần lớn sinh ra trong giai đoạn công nghệ là cụm từ còn xa lạ, vì thế họ thường có xu hướng chắc chắn về những thứ đang nằm trong vùng an toàn hơn là sự thay đổi mang nhiều bất cập. Nhưng vì tính tức thời và phổ cập của công nghệ số, buộc doanh nghiệp phải thích nghi và thay đổi nên cần được bổ sung thêm thông tin để vững tâm hơn với những quyết định cho doanh nghiệp.

Anh Lê Nguyễn Hồng Phương: Khó khăn mà các doanh nghiệp chuyển đổi số gặp phải là gì?

Anh Trần Hữu Đức chia sẻ: Đầu tiên đó là quản trị thay đổi, hoạch định chiến lược xoay quanh vấn đề về chuyển đổi số. Sự khó khăn khi thay đổi về mặt tư duy, khi không chuẩn bị kỹ càng chúng ta dễ dàng trở thành nô lệ của nền tảng số.

Chị Lương Ngọc Tiên chia sẻ: Những chương trình chị làm cho các công ty trước đây thì trí tuệ cảm xúc nếu bản thân người lãnh đạo quản trị được chính bản thân mình thì mới có thể quản trị được người khác, với một người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, làm việc và công tác nhiều nơi trên thế giới chị cảm thấy ở Việt Nam vẫn chưa có những năng lực này. Nếu chúng ta kiểm soát được năng lực này có thể sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp. Khi mỗi chúng ta được sinh ra ai cũng đều có IQ đặc biệt, nhờ có nó chúng ta mới có thể phát triển các kỹ năng, trí tuệ nhân tạo, phát triển trí thông minh. Công nghệ phát triển phần mềm khi nhận thức tư duy của mình khi chưa phát triển đến đỉnh cao thì nó có thể dẫn đến khó khăn, cụ thể khi quản trị cảm xúc giữa người với người chưa bao giờ là dễ dàng thì việc làm việc với máy tính càng khó khăn hơn.

Anh Lê Nguyễn Hồng Phương – đặt câu hỏi: Làm thế nào để các doanh nghiệp nâng cao nhận thức của mình để mang đến những giá trị cao nhất?

Anh Trần Hữu Đức có những quan điểm sau: Trong tư duy của con người đều có hai phần là trí thức và tiềm thức. Cần hiểu rõ và xác định những giá trị, cách vận hành doanh nghiệp của mình, vấn đề nào là mấu chốt cần được quan tâm nhiều nhất, hệ giá trị mang tính quyết định hướng phát triển cho các bước đi của doanh nghiệp. Đầu tiên, đòi hỏi mỗi nhà lãnh đạo cần nâng cấp những giá trị của bản thân mỗi người hơn, những người làm công tác chiến lược luôn phải cập nhật, thích ứng với chuyển đổi số sau đó áp dụng vào doanh nghiệp để nâng cấp giá trị của một doanh nghiệp hay thương hiệu. Bên cạnh đó, cùng tham vấn, hợp sức với các nguồn nhân lực bên trong lẫn ngoài cùng cộng hưởng để nâng tầm giá trị hơn.

Về mặt tư duy, chị Lương Ngọc Tiên cũng có góc nhìn khác: Cách vận hành của các nhà lãnh đạo hiện nay, cách chúng ta tư duy đa phần là tìm cách đóng khung mọi thứ lại để quản lý, kiểm soát và đưa ra hiệu suất tốt hơn. Nhưng khi tiếp cận vấn đề, nó sẽ trở thành một cách khiến tư duy bị giới hạn, ngại thử sức với những điều mới mẻ, dễ bởi choáng ngợp và xử lý vấn đề chưa nhanh nhạy khi môi trường thay đổi. Vì thế, cần thay đổi một tư duy cởi mở, sẵn sàng học hỏi, cầu tiến không chỉ các nhà lãnh đạo mà còn đồng điệu lối tư duy của những người cùng đồng hành với chúng ta cho sự phát triển chung để thích nghi với nhịp độ thay đổi toàn cầu.

Anh Lê Nguyễn Hồng Phương – đặt câu hỏi: Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra nhanh và quyết liệt vậy nên đập đi cái gì, giữ lại cái gì và đổi mới cái gì?

Anh Trần Hữu Đức cho biết: Trước hết, cần phải biết nhìn nhận và khắc phục những điều chưa hợp lý của bản thân, đầu tư trí tuệ – kiến thức, giữ vững những khát vọng, cốt lõi cho chính mình. Tiếp theo, đập bỏ những tự ái cá nhân và thay vào đó là lòng tự trọng, chấp nhận những khiếm khuyết và bồi dưỡng thêm cho nó. Thứ ba, cần dẹp bỏ sự tự ti, so sánh, đố kỵ thay vào đó là sự tha thứ, lòng bao dung – điều rất cần trong chuyển đổi số. Giữ lại các cộng sự, đối tác và nhân sự cốt lõi của doanh nghiệp, cần đầu tư, nâng cấp cùng nhau thay đổi tư duy để cùng đồng điệu chọn ra hướng đi riêng cho doanh nghiệp. Cuối cùng, nhà lãnh đạo cần thay đổi sự kiểm soát, gò bó trong cách vận hành công ty mà thay vào đó là sự ung dung, tự tại những điểm cuối cùng vẫn là hoàn thành sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đặt ra.  

Dưới góc nhìn của chị Lương Ngọc Tiên: Khi chúng ta phát hiện vấn đề, những sự việc không còn phù hợp với hoàn cảnh, chúng ta đã quyết định thay đổi thì quyết tâm trong trong mỗi chúng ta rất mạnh mẽ. Chúng ta nên thực hiện hành động đó một cách triệt để, làm đến nơi đến chốn, thêm vào đó cần có nhận thức về tư duy và chuyển đổi số để có đường đi đúng đắn. Trước khi thực hiện thay đổi, phát triển theo nhiều hướng khác nhau, doanh nghiệp cần phải có một nền tảng chắc chắn, cần nhìn nhận, hợp tác và quan sát từ các cộng đồng khác trong cùng hệ sinh thái phát triển ra sao từ đó đút kết thành những kinh nghiệm cho doanh nghiệp của mình để tạo nên một hệ sinh thái bền vững. 

Anh Lê Nguyễn Hồng Phương – đặt câu hỏi: Làm sao để làm chủ chính mình? Làm sao làm chủ máy tính? Làm sao để làm chủ cuộc chơi công nghệ 4.0? Làm sao để lướt sóng với công nghệ 4.0?

Chị Lương Ngọc Tiên chia sẻ: Tất cả những thứ đến từ bên ngoài điều đang trên đà phát triển. Nếu chúng ta điều nhìn mọi thứ từ bên ngoài sẽ bị choáng ngợp. Nhưng nếu hỏi tại sao con người tồn tại đến bây giờ này? Chúng ta đã tồn tại trước khi công nghệ ra đời hàng triệu năm. Vậy để con người tồn tại thì chắc chắn phải có sức mạnh riêng của mình. Vậy cốt lõi sự tồn tại? Giá trị của sự tồn tại là gì? Bởi ở trong con người chính là trí tuệ. Trí tuệ này không phải đọc bao nhiêu sách, mở bao nhiêu trang web tìm kiếm thông tin. Mà là giá trị đúc kết lắng đọng nằm trong giá trị cốt lõi bên trong mỗi con. Chúng ta xuất phát là người phương Đông có trí tuệ. Chúng ta có những trí tuệ thừa hưởng. Và trong cuộc sống giá trị này không thường xuyên được sử dụng. Khi nào chúng ta còn xử lý thông tin trên bề mặt não, đó chỉ là lớp đi ra đi vào. Còn trí tuệ là thứ sâu hơn lớp đó. Để đi sâu vào lớp trí tuệ này, mỗi chúng ta cần sự điều đầu tiên là sự bình tỉnh. Sở hữu sự điềm tĩnh sẽ giúp con người giải quyết được sự bình tỉnh. Khi chạm vào trí tuệ mang lại cho chúng ta sự thông minh hơn cả công nghệ. Bên cạnh việc, chúng ta có những quyết định, thay đổi từ bên ngoài, mà ở đó công nghệ là một phần thì mỗi một cá nhân một con người liên tục phát triển, năng cấp bản thân và kết nối với trí tuệ của mình. Là tâm trí mà ở đó vừa sáng tỏ vừa định tỉnh và biết cách đặt câu hỏi cốt lõi để giải quyết vấn đề. 

Anh Trần Hữu Đức đưa ra nhận định: 4 cuộc cách mạng công nghệ đã ra đời: Thứ nhất là công nghệ hơi nước. Thứ hai là sự ra đời của điện và máy móc. Thứ ba là sự ra đời của máy tính.  Và hiện tại là sự chớm ra đời của công nghệ 4.0. Vậy những tư duy nào đã tạo nên những cuộc cách mạng. Đầu tiên chính là tư duy logic đưa ra cuộc cách mạng 1.0. Đến với tư duy 2.0 là tư duy cảm xúc, vì tôi tư duy rồi nên tôi tồn tại quá khô khan nên mới dẫn đến thời kỳ phục hưng. Đó là sự chuyển dịch từ tư duy sáng cảm xúc. Cảm xúc tồn tại trên nền tảng của logic. Đến thời 3.0 là thời kỳ của tư duy đạo đức. Con người suy nghĩ đến môi trường đến các thế hệ sau. Và cũng là nền tảng để đi đến sự phát triển của công nghệ 4.0. Tư duy này là lối tư duy đi tìm sự thật. Vậy để làm chủ cuộc đua công nghệ con người cần năng bậc tư duy “đi tìm sự thật”. Và được hiểu là đi tìm những người tài. Thứ cần tìm trong mỗi cá nhân chính là linh cảm nghề. 

Anh Lê Nguyễn Hồng Phương – đặt câu hỏi: Làm sao để giữ chân người lao động trong môi trường biến động hậu covid? Có nên tặng thưởng giá trị hạnh phúc thay vì tài chính để tạo động lực cho nhân sự hay không? 

Chị Lương Ngọc Tiên chia sẻ: Qua một đại dịch này thì tinh thần của mỗi con người chúng ta điều đang đi xuống. Thực chất là do tinh thân của chúng ta đang rất ổn định  nhưng do covid gây ra sự đi xuống hay do là thực chất nó đã đi xuống mà bây giờ dưới tác động mới được biểu hiện ra. Thực chất tinh thần làm việc của nhân sự đã đi xuống nhưng dưới tác động của dịch bệnh mới được biểu hiện ra bên ngoài. Ngay lúc này nhân sự lựa chọn rời đi gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp. Thực chất việc dịch bệnh làm cho người lao động nhận ra cái gì là quan trọng, ví dụ như nhiều người nhận ra sức khỏe là quan trọng, nhiều người lại cảm nhận gia đình là điều quan trọng nhất. Đây là vấn đề người lãnh đạo không giải quyết được. Những điều chủ doanh nghiệp cần xây dựng trong tiềm thức của một gia đình, một cộng đồng. Điều này cần phải sự quan tầm của nhà lãnh đạo đến nhân viên và từng nhân viên đến nhau, chăm lo từng vấn đề về sức khỏe, ăn uống của từng nhân sự. Vì vậy đưa ra những mục tiêu về con người, nhân sự kèm theo những mục tiêu chiến lược, chiến thuật. 

Anh Trần Hữu Đức đưa ra nhận định: Nhớ đại dịch mà con người mới buông bỏ, tập trung vào những giá trị cốt lõi. Lúc này, nhà lãnh đạo sẽ nắm được ai là người then chốt trong cơ cấu nhân sự của doanh nghiệp. Và nhân viên cũng hiểu đâu mới là điều then chốt để giữ chân họ. Và một điều không còn mới, tiền không phải là giá trị cốt lõi nó chỉ là phương tiện, tiền không phải là cái đích. Nó chỉ giúp ta đạt được những điều mong muốn. Chính vì thế, đừng lấy tiền ra làm mọi thứ. Vậy cái gì mới là thực sự quan trọng? Thứ nhất, được kết nối với nhau với mọi người và xã hội. Thứ hai, đó là được làm theo đam mê và sở thích của mỗi cá nhân, việc này đòi hỏi nhà lãnh đạo nên nắm bắt những giá trị, nội hàm, tâm lý của từng người ngay từ đầu. Thứ ba, đo lường nắm bắt được tâm lý của từng nhân viên, đặt đúng họ vào vị trí năng khiếu của họ. Cuối cùng là hệ giá trị. Mỗi người có một hệ giá trị riêng, có người muốn nắm bắt được quyền lực, có người muốn sự thư thái. Đáp ứng được hệ giá trị của họ, nhân viên sẽ không ngừng tạo nên giá trị cho doanh nghiệp. Vì vậy, để giữ chân nhân viên cần đáp ứng chất lượng cuộc sống cho họ. 

Bên cạnh đó vẫn còn một số câu hỏi từ quý vị khán giả chi tiết theo dõi trên livestream tại fanpage Vietnam2030.vn:  

Link: https://www.facebook.com/vietnam2030.vn/videos/1395340407565962

Để kết thúc buổi talkshow “CHUYỂN ĐỔI SỐ: TÌM TRONG CHÍNH MÌNH” Anh Lê Nguyễn Hồng Phương – đặt câu hỏi: Một từ khóa sau khi chương trình kết thúc mà anh chị muốn khán giả nhớ đến khi nhắc tới chuyển đổi số là gì? 

Anh Trần Hữu Đức chia sẻ đó là “Bình yên trong gia đình”.

Chị Lương Ngọc Tiên muốn gửi đến khán giả từ “Dũng cảm”: bứt phá, vượt qua những giới hạn của mỗi cá nhân, mạnh dạn để thay đổi suy nghĩ, hệ tư tưởng đã cũ, dũng cảm nhìn nhận bức tranh tương lai mà mình mơ ước. 

Đến buổi tọa đàm trực tiếp, doanh nghiệp đã được lắng nghe những chia sẻ, những kiến thức vô cùng thú vị và bổ ích đến từ các khách mời cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề:  

  • Phần 1: Chuyển đổi số, vì sao cần tìm trong chính mình?

Hệ điều hành cho con người trong chuyển đổi số là gì?

Tại sao doanh nghiệp hay chủ DN ngại hay sợ chuyển đổi số ? 

Doanh nghiệp gặp những khó khăn gì trong quá trình chuyển đổi số? 

  • Phần 2: Làm cách nào giúp Doanh nghiệp tự tin chuyển đổi số? 

Bản chất của “Mindfulness” hay là chánh niệm  là gì?

Phương pháp hay Framework để hiểu được bản thân? 

Làm sao để làm chủ chính mình? Làm sao làm chủ máy tính? Làm sao để làm chủ cuộc chơi công nghệ 4.0? Làm sao để lướt sóng với công nghệ 4.0?

Làm sao để giữ chân người lao động trong môi trường biến động hậu covid? Có nên tặng thưởng giá trị hạnh phúc thay vì tài chính để tạo động lực cho nhân sự hay không? 

  • Phần 3: Bạn sẽ làm gì?

Buổi TALKSHOW “CHUYỂN ĐỔI SỐ: TÌM TRONG CHÍNH MÌNH” đã mang đến những kiến thức cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp SMEs vươn tầm phát triển.

Quý khán thính giả có thể xem lại nội dung buổi livestream ở đây: 

https://www.facebook.com/vietnam2030.vn/videos/1395340407565962 

 

Bài báo nói về sự kiện:

Cổng Thánh Gióng – “Chuyển đối số bước ngoặt thay đổi chính mình.”

 

Translate »