28/03
2022

Một năm ‘sống còn’ cùng thương mại điện tử

Trước những biến động khôn lường diễn ra như đại dịch Covid-19, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ đã thay đổi hành vi của hầu hết người tiêu dùng. Điều này cũng tác động lên các thị trường tiêu thụ trong nước. Mà, thương mại điện tử là thị trường được tác động nhiều nhất trong những năm trở lại đây.

Tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm online nhiều hơn đặc biệt là tại thời điểm giãn cách xã hội. Do đó, các kênh thương mại điện tử trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất trong năm vừa qua. Hãy cùng BIT Group nhìn lại một năm ‘sống còn’ cùng thương mại điện tử nhé.

Xu thế thương mại điện tử 2022
Một năm “sống còn” cùng thương mại điện tử

Xem thêm:“Cú hích” nào khiến sàn thương mại điện tử phát triển?

Biến động khôn lường và sự linh hoạt tạo nên đột phá

Trước những khó khăn và ảnh hưởng mà Covid-19 đem lại. Nhiều ngành kinh tế khác nhau rơi vào hoàn cảnh chật vật khi hành vi của khách hàng thay đổi nhanh chóng. Bên cạnh đó, thương mại điệm tử lại tìm được điểm sáng trong sự khó khăn này và tiếp tục tăng trưởng một cách ấn tượng.

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở Việt Nam mà đây còn là tình hình chung được ghi nhận trên toàn cầu. Không chỉ vậy, khách hàng được mở rộng ra nhiều phân khúc hơn trước đó. Đối tượng khách hàng mà TMĐT tiếp cận được không chỉ ở phần đông giới trẻ mà còn được các thế hệ trước biết đến ngày càng nhiều hơn.

Theo báo cáo của Sách trắng TMĐT 2021, số người truy cập internet khu vực ĐNA lên tới 400 triệu người năm 2020. Tổng số lần truy cập 1 lần/giờ trong khi covid-19 bùng phát lên đến 46%.

Xem thêm: Kinh doanh online: Xu hướng lựa chọn đến từ nhiều thương hiệu

Những đột phá của Thương mại điện tử

Những khó khăn tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tiêu thụ. Từ nền thị trường có quy mô thấp nhất trong khu vực ĐNA (5 tỷ USD/2015), TMĐT đã vươn lên vị trí đứng đầu (62 tỷ USD/2020) và được dự kiến sẽ còn mở rộng hơn vào năm 2025 (172 tỷ USD), theo báo cáo từ Sách trắng TMĐT 2021. Hơn thế, mua sắm trực tuyến đã trở thành một xu hướng hiện nay. Việt Nam là nước có tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất trong số 6 nước ĐNA với 41%, trong đó, Philipines (37%), Indonesia (37%), Malaysia (36%), Singapore (30%), Thái Lan (30%). Thời gian dành cho mua sắm trực tuyến đối với mỗi người lên đến 4.7 (giờ/ngày).

Đột phá thương mại điện tử
Đột phá thương mại điện tử

Xem thêm: Báo Cáo Thương Mại Điện Tử 2021

Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam

Theo báo cáo từ Sách trắng TMĐT 2021, trong 5 năm từ 2016 – 2020, Doanh thu TMĐT B2C tăng mạnh. Tỷ lệ người dùng internet tăng cao cũng là yếu tố dẫn đến sự tăng trưởng này. Cụ thể, 2016 với 54,2% người dùng internet, doanh thu TMĐT B2C đạt 5 tỷ USD. Chỉ tính đến 2019, con số này đã tăng lên 10,08 tỷ USD chỉ với 66% người sử dụng internet. Con số này tăng mạnh và cán mốc 11,8 tỷ USD 1 năm sau đó với 70% người dùng internet.

Trong những năm qua, Việt Nam ghi nhận mức độ tăng trưởng mạnh cả về tỷ lệ người dân sử dụng internet lẫn số người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm.

Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 khoảng 49,3 triệu người. Giá trị mua sắm mỗi người trung bình khoảng 240 USD. Trong đó, tỷ lệ người dùng tham gia mua sắm trực tuyến tại Việt Nam lên đến 88% (2020).

Các hàng hóa/dịch vụ được mua nhiều nhất: thực phẩm (52%); quần áo, giày dép, mỹ phẩm (43%); đồ gia dụng (33%) v.v. Các Website TMĐT/Sàn TMĐT được sử dụng nhiều nhất trong việc mua hàng trực tuyến (74%, năm 2020). Cách thức tìm kiếm thông tin mặt hàng thông qua internet chiếm tỷ lệ cao.

Việc thanh toán khi mua hàng qua online chủ yếu bằng hình thức COD. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ thanh toán qua thẻ nội địa, ví điện tử tăng nhanh so với những năm trước (mặc dù mức độ tăng chậm).

Thêm vào đó, mức độ hài lòng của người tiêu dùng giảm đáng kể từ 55%(2019) xuống 40% (2020). Lý do của hiện tượng này là trở ngại về giá cả và chất lượng mặt hàng khi mua online.

Tổng kết

Trải qua biến cố mà Covid-19 gây ra trong những năm qua. Thương mại điện tử trở thành thị trường thiết yếu cho hầu hết chúng ta. Không chỉ người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các sàn TMĐT để mua sắm. Các doanh nghiệp cũng đang dần chuyển đổi sang TMĐT để phát triển cho doanh nghiệp của họ.

BIT Group đã cùng bạn nhìn lại những biến động mà TMĐT đã mang lại trong những năm qua. Hãy theo dõi BIT Group để nhận thêm những thông tin và kiến thức bổ ích khác nhé!

Translate »