Những chủ đề xoay quanh câu chuyện về văn hóa hiếu học và văn hóa đào tạo trong doanh nghiệp luôn được rất nhiều người quan tâm. Làm thế nào để xây dựng văn hoá hiếu học? Xây dựng các chương trình đào tạo phát triển trong doanh nghiệp thời kỳ số? Làm thế nào để hợp tác hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhân sự trong tổ chức và cách thức nào để xây dựng hoạt động truyền thông – đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp… Vô số những câu hỏi được đặt ra xoay quanh chủ đề “VĂN HÓA ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP THỜI KỲ SỐ” trong chương trình Vietnam2030 số 34 vào ngày 09/11/2022 vừa qua.
Dự án Vietnam2030 nhằm hỗ trợ 500,000 doanh nghiệp chuyển đổi số và kinh doanh số hiệu quả. Mục tiêu đến năm 2030 có 500,000 doanh nghiệp cùng tham gia chuỗi chương trình. Chương trình được thực hiện bởi Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Doanh Nhân Trẻ Việt Nam, và BIT GROUP phối hợp tổ chức.
Buổi talkshow với sự góp mặt của Chị Lê Thị Thanh Lâm – Nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food, Phó Chủ tịch Hội Nữ Doanh nhân TP. HCM (HAWEE) và Anh Danny Võ – Diễn giả truyền cảm hứng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và được dẫn dắt dưới sự điều phối của Anh Lê Nguyễn Hồng Phương – Phó Chủ tịch thường trực Vietnam2030, Chủ tịch BIT GROUP. Chương trình được chú ý quan tâm với gần 500 khán giả tham gia trực tuyến.
Đứng từ góc độ là một người có bề dày kinh nghiệm với vai trò quản lý truyền thông đối ngoại, phát triển nhân lực, là cố vấn cho hàng trăm Mentee và nhiều chủ doanh nghiệp thành công, chị Lê Thị Thanh Lâm chia sẻ: Hiện nay, nhu cầu của nhân sự trong công ty không chỉ nằm ở vấn đề về lương bổng, về quyền lợi mà nằm ở việc doanh nghiệp có một môi trường đào tạo tốt và nhân viên thấy tâm đắc khi làm việc tại đó, việc một nhân viên được đào tạo bài bản và sẽ trở thành người đào tạo lại cho lớp kế thừa sau này là cách để doanh nghiệp có thể “giữ chân” được nhân viên đó.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia huấn luyện và tư vấn, anh Danny Võ có chia sẻ: Trong việc đào tạo có 2 trường phái: một là “street smart” – sự thông minh ngoài đường phố và “book smart”- sự thông minh qua sách vở. Đa số chúng ta thường bị thu hút bởi những người có sự trải nghiệm thực chiến, học từ trong trường và có cơ hội thực hành được, ứng dụng được… Việc học không đơn thuần là học từ lý thuyết, thầy cô mà còn học được từ những điều mà sách vở chưa dạy. Đây là một điều tạo nên sự thú vị và sức hút của một người trẻ đến phỏng vấn ở bất cứ công ty nào. “Với vai trò là người tư vấn về mặt đào tạo và cho nguồn nhân lực, Danny luôn kỳ vọng rằng các bạn sẽ kể được câu chuyện của bản thân mình, thương hiệu cá nhân của mình thì chính là điều sẽ tạo nên sự thú vị cho bản thân mình.”
Tham gia buổi Talkshow, khán giả không chỉ được lắng nghe những chia sẻ hữu ích, những kinh nghiệm từ các chuyên gia mà còn được cung cấp những kiến thức vô cùng giá trị như:
-
- Văn hóa đào tạo trong doanh nghiệp thời kỳ số là như thế nào?
- Văn hóa chia sẻ trong doanh nghiệp là gì?
- Lộ trình phát triển và thăng tiến cho nhân viên
- Xây dựng mục tiêu cá nhân, mục tiêu công ty
- Cách thức xây dựng hoạt động truyền thông – đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp
Anh Lê Nguyễn Hồng Phương chia sẻ: “Nhiều doanh nghiệp tham gia ngày hôm nay đa phần là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng nhân sự không nhiều. Vậy với một doanh nghiệp nhỏ hoặc là SMEs thì chúng ta bắt đầu xây dựng một quá trình đào tạo cho doanh nghiệp của mình từ đâu? Và có gì khác biết với các doanh nghiệp có quy mô lớn và nhiều nhân sự hay không”
Theo anh Danny Võ: Mọi thứ phải bắt đầu từ đầu. Qua thời gian làm việc và sinh sống tại Singapore thì anh nhận ra đa phần các thương hiệu khi bắt đầu phải có chiến lược thương hiệu, xác định phải đi đâu, về đâu, tầm nhìn sứ mệnh,… Từ đó xác định được văn hóa thương hiệu mà mình mong muốn và đưa ra những chiến lược cho văn hóa đó và thực hiện các bước tiếp theo về đào tạo, truyền thông nội bộ,… Điều khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc siêu lớn so với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hay siêu nhỏ chính là ngân sách dành cho đào tạo và phối hợp như thế nào. Các công ty có quy mô nhỏ có thể liên kết, hợp tác lại với nhau để mời các trainer. Chúng ta phải tìm giải pháp không nên tìm lý do.
Anh Lê Nguyễn Hồng Phương chia sẻ thêm: “Hầu hết bây giờ các chủ doanh nghiệp làm việc với lực lượng GenZ rất nhiều. Tuy nhiên các bạn này kỹ năng vẫn chưa vững, khả năng xử lý tình huống chưa nhanh. Vậy theo anh chị đâu là giải pháp cho vấn đề này?”
Chị Lê Thị Thanh Lâm: Đa phần các bạn GenZ chỉ biết những kiến thức cơ bản. Còn lại các bạn sẽ phải tự học tài chính môi trường các bạn làm việc để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm. Từ ban đầu mình phải có một thống kê rõ và mình kết luận, đưa cho các bạn trẻ một bài toán về lộ trình thăng tiến cho các bạn. Công ty sẽ cung cấp nguồn lực, cơ sở như thế này, ai là người các bạn sẽ tiếp xúc, đồng hành cùng và các bạn sẽ phải tự trả lời xem bản thân phải làm gì, làm như thế nào để đạt được các điểm mốc cao hơn trong lộ trình thăng tiến của mình. Các bạn phải tự thân để học hỏi, nhưng các lãnh đạo sẽ là người tạo điều kiện phù hợp với ước muốn, nguyện vọng của mình để khuyến khích họ tự phát triển nhiều hơn.
Trong phần giải đáp thắc mắc, câu hỏi từ khán giả Hải Media đã nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các khán giả xem livestream và hai vị chuyên gia với nội dung: “Làm thế nào để đội ngũ nhân viên thấu hiểu, tường tận và hình thành thói quen với những giá trị văn hóa trong công ty hơn? Anh chị có thể chia sẻ một vài quan điểm dựa trên kinh nghiệm của mình không”
Chị Lê Thị Thanh Lâm chia sẻ: Trong văn hóa đào tạo cho doanh nghiệp cần phải có một mentor. Tuy nhiên quan trọng hơn việc có sự đồng hành giữa mentor và mentee rất là cần thiết và bắt buộc. Vì nếu tất cả các giải pháp mà mentee đưa ra mà họ không thực hiện và cũng không có sự sát cánh của mentor thì kết quả đạt được là không có. Người mentor ở đây sẽ chịu trách nhiệm khơi gợi ý tưởng, tư duy, thay đổi định hướng tầm nhìn, tư duy và giám sát, đánh giá. Còn người mentee sẽ chủ động học hỏi, đưa ra giải pháp và chịu trách nhiệm thực hiện, kết hợp với mentor để tìm ra giải pháp cho các vấn đề khác.
Anh Danny Võ cũng chia sẻ thêm: Mỗi người nhân viên sẽ có một nhu cầu học khác nhau. Có người đi học để phát triển, để kiếm tiền hoặc chứng minh với thế giới là tôi có học,… Chúng ta không thể dùng chung một công cụ cho từng cá thể được, phải thực hiện cá nhân hóa. Vì vậy thông qua phương pháp Mentoring 1-1 người mentor có thể thấu hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người nhân viên. Từ đó tạo cho họ một động lực tốt hơn, song song với đó phải tạo cho họ một môi trường mà họ thích học hỏi, muốn được thay đổi mình. Tuy nhiên đào tạo văn hóa doanh nghiệp cần sự duy trì liên tục, tiếp nối và kế thừa.
Đặc biệt, trong phần giải đáp thắc mắc có sự lên sóng của một khán giả là chị Tú Uyên đã nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các khán giả xem livestream và hai vị chuyên gia với nội dung: “Một nơi luôn áp lực về thời gian và công việc như tại nha khoa Vinmec lại luôn tạo được một môi trường làm việc và điều kiện tốt nhất cho nhân viên và chưa ở đâu sánh bằng. Vậy những doanh nghiệp nhỏ như tôi chỉ với hơn 20 người phải xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp từ đâu”
Chia sẻ từ chị Lê Thị Thanh Lâm: Xây dựng văn hóa đào tạo hay văn hóa doanh nghiệp cho một tổ chức thì không cần phải có quy mô lớn hay nhỏ, vấn đề là người sếp có muốn hay là không? Việc này phụ thuộc vào tư duy của người lãnh đạo. Nếu nguồn lực không nhiều thì có thể tìm kiếm ai đó trong hay ngoài tổ chức có năng lực để làm việc này, tuy nhiên phải có chiến lược, có kế hoạch, liên tục và định kỳ. Không thể đào tạo theo kiểu “yếu ở đâu dạy chỗ đấy”, đó không gọi là văn hóa đào tạo cho doanh nghiệp. Lên kế hoạch tùy theo ngân sách, nhiều thì mời thầy, ít thì làm truyền thông nội bộ nhưng cái nào cũng phải luôn có người phụ trách, phải có quy trình và phải có đánh giá từ người lãnh đạo.
Anh Danny Võ, quy mô doanh nghiệp lớn nhỏ không phải là vấn đề về xây dựng văn hoá đào tạo. Với ví dụ về Singapore – một quốc gia nổi tiếng với sự tăng trưởng bền vững, ngoài những yếu tố như chính sách, chiến lược, hình ảnh,.. thì một trong những điều quan trọng là vì Singapore rất nhỏ, dân số ít nên việc thay đổi có thể dễ dàng diễn ra. Cho nên doanh nghiệp càng nhỏ lại càng dễ xây dựng văn hóa, chỉ cần bắt đầu xây dựng từ người chủ doanh nghiệp. Người sếp lúc này sẽ trở thành một người gọi là “Leader by example”, nghĩa là dẫn dắt, lãnh đạo bằng những ví dụ cụ thể, nhân viên sẽ học theo người sếp đó từ phong thái, tính cách, bản lĩnh. Đây là một cách dạy trực quan và ít tốn kém nhưng lại rất hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ. Song song với đó vẫn cần đào tạo văn hóa theo hình thức kèm cặp, phù hợp với từng người để phát triển năng lực của họ.
Buổi Talkshow online “VĂN HÓA ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP THỜI KỲ SỐ” đã mang đến những kiến thức cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp SMEs vươn tầm phát triển.
Quý khán giả có thể tìm hiểu thêm về những chương trình mới nhất của Vietnam2030 tại: https://online.vietnam2030.vn/
Tham gia Group chương trình Vietnam2030 để nhận thông tin sớm nhất: https://zalo.me/g/iqamft190
——————————————
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
BIT Academy – Học viện kinh doanh số thực & chiến
0899 910 979
Zalo OA: zalo.me/4354897191185231594
Facebook: https://www.facebook.com/BIT.com.vn
Youtube: https://youtube.com/BITcomvn